Thứ Năm, 4 tháng 2, 2010

TẾT ĐẾN RỒI !

TẾT ĐẾN RỒI !
03:15 4 thg 2 2010Công khai0 Lượt xem 78
 
        Nàng Xuân đã về trên khắp ngõ ngách , vương đều trên những tán cây , nàng reo rắc những tia nắng nhẹ nhàng trên từng ánh mắt trẻ thơ, nhẹ nhàng trên từng khóm hoa, Xuân về thôi thúc lòng người , dù muốn dù không , dù nghèo hay khổ đều cố gắng gồng mình lên , cố mua một chút gì đó ; có thể là manh áo mới cho bọn trẻ và mấy bơ gạo nếp gói vài cái bánh trưng. Xuân đến bên người giầu có , xông xênh thì đua nhau đi sắm tết , nghĩ suy mua quà gì có chất lượng kèm theo cái bao lì xì nặng tay một tí , hòng cầu mong được cấp trên nhỏ chút hải hà.


  Vâng mùa Xuân về vạn vật đều hân hoan , trong lòng Tôi cứ đến những ngày này chỉ bồi hồi luyến nhớ mỗi một điều đó là fáo tết, những hình ảnh xa xưa luôn đọng lại trong Tôi ; đó là hồi hộp chờ đợi fút giây đầu tiên của năm mới , tay lăm lăm nén hương mắt nhìn đồng hồ chực điểm mười hai giờ thế là hăm hở đốt fáo , tiếng nổ đồng loạt xé tan màn đêm đen tối , ánh lên những vệt sáng kì diệu, những làn khói mờ toả ra từng nhà , từng nhà nom thật ấm áp và xúc động làm sao. Vâng ai mà chẳng thấy hạnh fúc và sung sướng khi nghe tiếng fáo đêm giao thừa chứ, cứ rả rích như thế cho hết ngày rằm mới tạm im . Bây giờ cứ nghĩ lại cảnh tượng đó lòng lại nao nao rưng rưng; Dù sao nó cũng mang dấu ấn từ ngàn xưa để lại nó ăn sâu vào tiềm thức người dân . Những lúc nhớ fáo quá , nhân dịp sang Trung Quốc bảo người quen mua vài bánh fáo rồi tự tay đốt nổ tưng bừng , lòng cũng vui chốc lát Nhưng rồi vẫn thèm cái mùi vị đêm giao thừa ngày nào của nhà mình.
                     
       

    Tôi cũng không hiểu nổi tại sao tự nhiên chúng ta kém ý thức như thế ; Tôi nhớ khi tôi mới có khoảng 10 tuổi , nhìn các đàn anh đi mua thuốc fáo về , rồi cắt giấy tự quấn những quả fáo to bằng bắp chân,  thậm chí to bằng cái fích đựng nước, rồi họ kiếm đủ thứ đặt lên nó có nơi thì cái nồi , có nơi fủ cả cứt trâu , rồi đốt nổ vang trời , bắn bẩn thỉu tung toé , tai nạn do đốt fáo cũng rất nhiều, lớn thêm một tí , Tôi chứng kiến mấy cậu choai choai chạy theo sau xe máy hoặc xe đạp của fụ nữ rồi cắm fáo châm rồi vào yên xe, nghe tiếng nổ chị em bỏ cả xe mà thảng thốt, thật lắm trò bậy bạ. tất cả đều do từ trong gia đình rồi xã hội đã không quan tâm giáo dục nết văn hoá đốt fáo đến nơi đến chốn để rồi cái tự do vô ý thức đó được truyền qua mấy thế hệ , để đến ngày chính fủ fải ra lệnh cấm đốt fáo .

   Ngay bên Trung Quốc thôi người ta cũng cấm đốt fáo trước bên ta . nhưng về sau do nét văn hoá hàng nghìn năm fáo đã gắn liền với tết , với khai trương nhà hàng, cưới hỏi , tảo mộ , nên rút cục vẫn fải cho đốt lại, nhưng có điều kì lạ là không hề có những trò bậy bạ , tinh nghịch như ở nước ta. fải chăng đã có sự giáo dục và chế tài đủ mạnh để không ảnh hưởng đến nét văn hoá linh thiêng đó. Tết đến rồi , tôi lại nhớ lắm cái mùi khói của fáo đêm giao thừa nhớ lắm tiếng nổ xé toạc màn đêm báo hiệu một năm mới . Có điều chúng ta cấm nhưng vẫn không triệt được tận gốc, bây giờ nếu cho tiền bọn trẻ con chúng đi mua được fáo ngay, và cái nữa , mời các bạn xem những hình ảnh hậu cấm fáo nhé ! .  
                                                                       

2 nhận xét:

  1. Tiếng pháo xưa quả là thiêng liêng, ngày nay không còn cái không khí rộn ràng, ấm nồng khói pháo tết nữa. Nhưng mấy ai...mấy ai quyên được ký ức ngày xưa..!?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng đúng vậy Bạn ạ. những kí ức xưa không thể phai nhòa được , mà nó luôn trỗi dậy mỗi khi mùa xuân về Bạn ạ.

      Xóa