Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

HỌC SINH BÂY GIỜ !



  Tháng trước , Lão vào trường mới để làm thủ tục cho con trai Lão vào cấp 2 , vì là trái tuyến nên cũng vất vả và tốn kém. Lão lên làm thủ tục xong , khi xuống sân trường thì có thằng bé nó đứng trước mặt lão, nghênh nghênh cái đầu nhìn lão , Lão nhận ra nó ngay vì nó học cùng con lão hồi lớp 5, nó cũng đã đến nhà Lão dự sinh nhật con trai lão. Vậy mà nó đối diện với lão rồi hất hàm bảo : Trông quen nhỉ ! Lão lấy làm khó chịu với thái độ đó lắm, nhưng vẫn ôn tồn bảo : Đúng rồi  bác là bố của Bạn Thanh Bình, cháu đã đến nhà bác ăn sinh nhật rồi mà. Nó bảo : Thảo nào, rồi không nói không rằng , coi như lão không đứng trước mặt nó.

    Thế rồi sau khai giảng một tuần Lão có giấy mời đi họp phụ huynh học sinh nhân dịp đầu năm sau khai giảng. Sau khi nghe Cô giáo chủ nhiệm nói về kế hoạch này nọ và một lô các khoản đóng góp thì cô chuyển đề tài, kể với phụ huynh học sinh như sau : Tôi thấy làm lạ , hôm vừa rồi tôi có mặt  lúc các con đang ăn cơm vậy mà chúng không hề mời Tôi một câu, cả bác phụ trách ăn uống cho chúng cũng không được mời. Tôi bức xúc quá mới nói : Này các con ; Sao các con ăn mà không mời người lớn vậy ? Lúc đó chúng mới ngượng ngùng cúi mặt xuống, có vài đứa lí nhí mời. Rồi cô nói tiếp : Các bố mẹ nên quan tâm đến con cái hơn. Uốn nắn cho các con, chứ như thế thì không ổn !

    Ô hay ! Bọn trẻ  được đi học mẫu giáo từ năm 3 tuổi, rồi vào lớp 1 cho đến lớp 5 , toàn học bán trú. Đến tối mới ở với bố mẹ cùng gia đình. Vào trường nào cũng có cái băng rôn to tướng đề chữ : "Tiên học lễ, hậu học văn."  Vậy ngần ấy năm trời chúng học được gì từ nhà trưởng nhỉ ? Thật buồn. Khi bố mẹ chúng đều mải kiếm tiền không mấy quan tâm đến đường ăn tiếng nói của con trẻ. Nhưng buồn hơn vì chúng có già nửa thời gian gần gũi các Thầy cô mà chúng không lĩnh hội được gì. Gía như từ lúc mới bước chân đi học, các Thầy cô phải nhắc nhở các con về những điều tối thiểu đó. Và cô giáo chủ nhiện lớp sáu mới đó , cũng không nên kể với phụ huynh về chuyện đó, mà bảo ban chúng hãy nhớ đến những điều lễ nghĩa đó. Lão viết vậy, chẳng biết có đúng không nhỉ !.



Ảnh chỉ có tính chất minh họa !

32 nhận xét:

  1. Do thầy trò lo chạy đua với kiến thúc thôi Thau ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. trung lao quangthau04:01 Ngày 28 tháng 9 năm 2013
      Vâng bọn trẻ bây giờ chẳng còn biết lễ nghĩa là gì Bạn ạ .

      Xóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Lão ạ! Vn mình rất giỏi, chuyện tưởng xưa như trái đất lại là những chuyện luôn luôn nóng hổi, chuyện nóng hổi lại xưa như trái đất, nước VN thật tài!
    Ngành giáo dục càng cải cách càng tệ. Đúng như lão nhận định, những người cần phải học làm người trước tiên chính là đội ngũ giáo viên. Cuối tuần vui nhé bạn.

    Trả lờiXóa
  4. Ở thời đại nào cũng có những người không biết Lễ nghĩa Lão à và kho6g phân biệt tuổi tác luôn.
    Chuyện thường ngày ở Huyện ấy mà.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ừ nhưng buồn ở cái là trẻ con bây giờ hầu như không biết chào hỏi ai Mèo ạ.

      Xóa
  5. Có gì lạ đâu lão? Các cô cũng "ÂU HÓA" từ lâu,bởi bên Âu,người ta không mời ăn,anh đến trông thấy họ ăn phải nói:Chúc (ông,bà,bạn) ngon miệng.

    Không thể trách các cháu.

    Nói lại là: Trong ngày ít nhất cũng phải có một bữa con cái ăn với cha mẹ ,ông bà.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế thì có lẽ lão cũng chẳng nên viết ra bài này Bạn ạ .

      Xóa
  6. Thăm lão nè, đêm an lành nhé lão ui

    Trả lờiXóa
  7. Cũng may là số hs đó cũng có nhưng không phải là đa số tuyệt đối

    Trả lờiXóa
  8. Có sự phân công xã hội rỏ rệt, làm "thầy" mà không dạy thì "thầy" làm gì, tiên học lể hậu học văn cái nầy ai dạy đây?, bát nháo quá anh nhỉ,

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật buồn cho văn hóa ứng xử ngày nay Bạn ạ.

      Xóa
    2. Thật buồn cho văn hóa ứng xử ngày nay Bạn ạ.

      Xóa
  9. Đúng vậy,buồn thật bạn ạ! Trước giải phóng ở MN,học sinh dù lớn tướng đến lớp 12 ,khi khách đến nhà đều vòng chào đấy !

    Trả lờiXóa
  10. Đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng, Phải đổi mới từ người thầy, bỏ kiểu " dậy nhép, học ghép" phải đổi mới cách dạy và học ở nhà trường... Còn văn hóa gia đình vẫn phải đặt lên hàng đầu, các cụ ta thường nhắc cho: " học ăn, học nói, học gói mang về " thì học ăn là nền tảng của văn hóa gia đình, sau ngày làm việc vất vả bên mâm cơm đoàn tụ lúc ấy có đủ cách để dạy và học... ấy là văn hóa gia đình là nếp sống sinh hoạt thường ngày tồn tại từ bao đời... lời chào cao hơn mâm cỗ Trung Lão nhỉ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng Bác nói đúng quá. vậy mà Bây giờ anh em mình chắc chỉ còn nhắc lại chuyện ngày xưa thôi Bác ạ.

      Xóa
  11. Nhân đây kể cho Lão chuyện cháu ngoại tôi năm ngoái tặng quà cho cô nhân 20/11, Nó bảo ông ngoại ơi! sáng nay con tặng quà cô CN mà..cô chẳng cám ơn con. Tôi hỏi con tặng bao thơ hay gói quà, nó nói mẹ mua quà. tôi bảo con phải cám ơn cô khi cô nhận quà trước đã vì cô là người dạy con phải biết cám ơn mọi người trong bất cư trường hợp đối diện nào ....
    Chuyền con trẻ bây giờ nò hay thắc mắc"sửa lưng" nếu người lớn không đứng. Lão à, người lớn quên chư bọn trẻ nếu mình có dạy điều hay lẽ phải thì chúng tiếp thu và nhớ lâu.. Lão chớ buồn vì thế ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng cảm ơn Bác . Cô giáo được tặng quà mà nửa lời không nói thì trò rồi biết cư xử thế nào ! Thật buồn quá .

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    3. Thế thì nơi miền núi NT ở vẫn còn lạc hậu lắm. Ra đường gặp trẻ con nó chào líu lo, đến trường chào cô, về nhà chào bố mẹ. Ngay cả đến bệnh viện chữa bệnh, khỏi rồi, bác sĩ cho xuất viện, cháu khoanh tay lễ phép: "Chào bác sĩ cháu về mai cháu đến ạ."
      Chắc cô giáo rất quí câu chào nên luôn dặn cháu đừng quên.

      Xóa
    4. Bây giờ mà mong con trẻ ở phố nó chào hỏi lễ phép nghe chừng cũng khó lắm Bạn ạ. tất nhiên cũng có trẻ ngoan nhưng thành của hiếm rồi. Cảm ơn Bạn đã chia sẻ với bài viết của Lão nhé .

      Xóa
  12. Học sinh mà dở tệ là do phụ huynh thiếu quan tâm, học sinh mà xuất sắc là do các thày cô quá quan tâm! mà thói đời, tinh hoa ít hơn dở tệ suy ra tuyền là tại các bậc phụ huynh..., anh ạ! Em cũng từng bị bảo là... thiếu quan tâm đến học sinh của thày dạy Văn hẳn hoi nhé. Chỉ bởi con mình ở quê ra mà nghiễm nhiên xin chui tọt vào trường ... danh giá (tất nhiên ko xin ko bao giờ). Thế nên thày cứ... "tin tứ tin hồi", chắc muốn gặp mặt phụ huynh làm em buộc phải chiến đấu với học sinh của thày đến 11 giờ đêm hàng ngày cho đủ bài vở để thày hết... nhắn! Bằng chứng là mình vẫn ko phải quan tâm đến con như thày mong đợi mà con mình học vẫn ok... Tại các bậc phụ huynh "thiếu quan tâm đến con cái" nhưng lại "quá quan tâm đến thày cô" nên hư thôi anh ạ (cả thày cô lẫn trò).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em nói rất đúng, nhưng số phụ huynh mà kèm cặp con cái được như em lại rất ít, vậy nên vẫn phải lụy theo thầy cô Em ạ. Cảm ơn em đã chia sẻ với bài viết của lão nhé.

      Xóa
  13. Em nói rất đúng, nhưng số phụ huynh mà kèm cặp con cái được như em lại rất ít, vậy nên vẫn phải lụy theo thầy cô Em ạ. Cảm ơn em đã chia sẻ với bài viết của lão nhé.

    Trả lờiXóa
  14. Thăm bạn. Mình đọc và nghĩ thằng bé nó sợ ko đuổi kịp một số người lớn nên nó hỗn trước ...Nhưng mà cũng thương ! Chúc bạn luôn vui khoẻ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Bạn đã chia sẻ nhé. Chúc Bạn đêm an lành.

      Xóa