Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

PHÙ DU ! Truyện ngắn của Lao Quangthau . Phần 3

PHÙ DU ! Truyện ngắn của Lao Quangthau . Phần 3



  Cả nhà Cường xoay xở với Khu đồi mà địa phương phân cho, cứ loay hoay mà không thể quen được với công việc nương rấy ruộng vườn.
Bà mẹ của cường xoay đủ nghề buôn bán, rồi làm các loại bánh, phở… cũng không thể khá lên được, ở Yên Lập dân thưa thớt mà tiền bạc của bà con địa phương cũng không rủng rỉnh , mọi người đa phần là trao đổi sản vật chứ không dùng tiền mấy. Sang năm thứ tư mẹ của Cường lại sinh thêm một em bé. Trong nhà vậy là có bẩy anh chị em chưa kể chị cả lấy chồng đang sống ở Hà Nội. Cùng người con nuôi với ông bác cả luôn theo giúp gia đình nhà cường , tổng cộng trên mười người sinh hoạt trong gia đình. Rồi hộp vàng đầu tiên cũng hết. Sang năm một chin sáu tám, người chị cả của cường đi tránh bom mỹ đánh phá Hà Nội chị mang theo đứa con thứ hai tìm lên ở cùng gia đình. Cũng  chỉ được một thời gian ngắn chị nhớ chồng và đứa con lớn mới được hai tuổi suốt ngày khóc đòi mẹ , chị cồn cào không yên đòi về làm mẹ chị giận dỗi không thèm nhìn mặt. Bố đưa chị về, Bố mang theo chiếc kéo cắt tóc, đồ vật bất li thân của ông, ông ngậm ngùi bán nó để lấy tiền mua vé tầu cho chị xuôi về hà Nội

     Chị cả của cường về tới nhà liền viết thư lên cho bố mẹ, chị thuyết phục ông bà hãy quay trở về Hà Nội, vì tương lai của các em. Cường cùng các anh em nghe anh lớn đọc bức thư cho cả nhà nghe thì chúng vui ra mặt. Những tia sáng long lanh toát lên niềm hi vọng rằng; Ngày gần đây thôi chúng sẽ lại được trở về con phố thân yêu của chúng. Mẹ cường vẫn giận chị gái vì tội bỏ về không ở lại phụ giúp mẹ , nghe xong bức thư bà tỏ ra khó chịu liền khoát tay nói : Việc gì phải nghe lời con ranh đó, chúng ta ở đây vẫn tốt  mà có sao đâu, bà nói xong liếc qua chồng, thấy ông trầm ngâm suy nghĩ lung lắm. Mấy đứa con lớn thì mặt đang lơ ngơ hóng mong một phép mầu từ miệng bố mẹ chúng đưa ra. Dù nói căng vậy nhưng trong lòng bà cũng xao động. Bà nghĩ ; Bốn năm rồi của nả cứ đội nón ra đi, cả nhà cố gắng  xây dựng cơ ngơi mà không phát triển được bà nghĩ ; Có lẽ mình là người thành phố nên không bằng lòng với cuộc sống này chăng ? Người dân bản địa họ vẫn vui sống, họ đâu có vốn liếng vàng bạc như gia đình mình. Rồi bà chặc lưỡi : Phải mà người ta sinh ra lớn lên trên mảnh đất này, mọi thứ cứ như máu thịt của họ vậy, người ta an bài với cuộc sống hoang sơ  này. Còn chúng ta ?  Rồi bọn trẻ có cố gắng thế nào cũng chỉ là dân thành phố vụng tay vụng chân mà thôi.

     Sau mấy đêm thì thầm to nhỏ , Bố mẹ của Cường quyết định Trở về Hà Nội . Bọn trẻ được thông báo, chúng nhẩy nhót hét vang rừng núi, thật là một sự kiện tuyệt nhất mà chúng biết được sau bốn năm rứng rú, chỉ mai này thôi tiếng tầu điện leng keng sẽ lại thôi thúc chúng, rồi cảnh chen chúc nhau đeo bám đuôi tầu  lại đến với chúng . Chúng chưa kịp đi khoe xóm làng bạn hữu thì Bố mẹ chúng đã gầm lên quát nạt : Chúng mày im ngay , gia đình ta sẽ lẳng lặng về chứ không được nói ra với ai hiểu chưa. Cả mấy anh em cường nen nét  cụp mắt xuống vâng dạ, nhưng ngay sau đấy chúng quay sang nhau cười những nụ cười vui sướng; Mai mốt thôi Hà Nội sẽ lại là của chúng… Bố mẹ Cường thuyết phục người con nuôi : Hãy về Hà Nội với Bố mẹ, rồi bố mẹ sẽ lo gả chồng cho con, Nhưng chị nhất định không về, rồi chị thưa với bố mẹ của Cường : Thưa bố mẹ con rất cảm động tấm chân tình của bố mẹ, con cũng muốn về xuôi với bố mẹ lắm, nhưng còn đẻ của con già rồi, cũng không biết ngày nào đi theo ông bà, nên con xin phép được ở lại, thỉnh thoảng có dịp con sẽ về xuôi thăm bố mẹ. Cuộc chia tay bịn rịn, Bố mẹ cường bàn giao toàn bộ cơ ngơi lại cho chị ấy rồi tất cả lại gồng gánh đồ đạc lỉnh kỉnh đi ra Phú Thọ để bắt tầu về Hà Nội , giã biệt bốn năm rừng núi .


    Cả nhà đi bộ một mạch qua đò rồi rồng rắn cả chục người ra ga tầu lấy vé về xuôi. Sân ga Phú thọ thời chiến, lỗ chỗ những chiếc hầm tăng xê ở trên là những chiếc nắp tròn được đậy hờ . Sân ga vắng bóng người, những nhóm người túm lại từng góc, vài tốp bộ đội đang hối hả chuyển đồ lên các toa tầu, mấy toa hàng cũng đang được công nhân bốc xếp chuyển lương thực lên. Sau mấy tiếng đồng hồ, cuối cùng tiếng còi tàu cũng hú lên một hồi còi báo hiệu, mọi người lục tục kéo nhau lên tầu, chẳng hiểu người ở đâu ra mà đông thế, tiếng  gọi nhau í ới, tiếng dặn dò của kẻ ở người đi, những giọt nước mắt vội vàng rơi trồi, vội vàng lau vội . Đâu đó trên toa tầu tiếng đàn ghi ta hòa cùng các bài hát cách mạng vang lên , giọng  ấm áp, trầm hùng của các anh bộ đội : Trùng trùng quân đi như sóng , lớp lớp đoàn quân tiến về… Cường thấy phấn khích tột độ, mấy anh em cứ nhấp nhổm nhìn ra cửa sổ tầu rồi chỉ trỏ, có lúc lại hét lên cười khach khách, Cường liếc về sau nơi bố mẹ cường đang ngồi im bất động, thằng em út của cường đang ngậm vú mẹ, mắt lim dim, thỉnh thoảng nó nhớ ra lại nhay nhay mút mút, dòng sữa trắng đục có lúc chảy tràn ra quanh mép nó…( Còn nữa ) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét