Thưa các Bạn ! Văn hoá giao tiếp của người Việt từ thập niên 80 của thế
kỉ trước trở về đây , có rất nhiều vấn đề đáng để nói đến. Vì sao vậy ?
Thực ra vào những năm đó bắt đầu chịu ảnh hưởng lớn từ các du học sinh
và các Bạn đi lao động ở các nước XHCN lần lượt trở về nước ta , mang
theo những tập quán văn hoá giao tiếp fải nói là rất mới mẻ và ấn tượng
đó là những cái ôm , nụ hôn bất chợt gặp ngoài đường.
Từ thời ấy những
người nam nữ khi gặp nhau, chào hỏi nhau mà ôm hôn nhau thì được cho là
fản cảm và fải chịu nhiều ánh mắt khó chịu có khi bằng cả những lời nói
chẳng hạn như : Học đòi, thiếu văn hoá, rởm đời . Thậm chí còn bị chửi
hoặc fạt cảnh cáo, nhưng mãi rồi cũng quen, do hội nhập kinh tế, do giao
lưu văn hoá và nhất là Việt Kiều ở các nước tư bản về thăm quê hương
nhiều, nhu cầu giao tiếp ngày càng cao. Cho đến thế kỉ 21 này những cử
chỉ thân thiện khi gặp nhau ôm hôn nhau ngoài đường đã thành một nét văn
hoá chấp nhận được.
Vâng
! Nhưng không vì thế chúng ta lạm dụng nó, vì khi chúng ta nghĩ lệch lạc
về những nụ hôn hay cái ôm thắm thiết nhưng trong hoàn cảnh , bối cảnh
không đúng sẽ ra sao ! Và còn nhiều góc độ để mọi người nhìn vào nó.
Vậy làm thế nào để gặp gỡ xã giao mà lại đảm bảo những nụ hôn đó, những
cái ôm ấm ấp đó được coi là có văn hoá ? Đó là cả một vấn đề mà chúng ta
nên quan tâm và chia sẻ, Đôi lời mạn đàm về chuyện giao tiếp tế nhị này
, làm sao đây để được coi là nét văn hoá đúng nghĩa ! .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét