HỒNG TRẦN - BẠC BẼO ! Truyện ngắn của : Lao
Quangthau.11-1-2018
Ông Long từ
từ mở mắt, , Ông quay qua nhìn xuống chiếc chiếu trải dưới đất, giọng thều thào
yếu ớt. Ông nói : Hồng, cho bố về nhà, bố muốn chết ở nhà.. Con Hông người béo
ục ịch, khuôn mặt hiền lành , nó buồn thỉu lết lại gần bố, rồi nói : Con bảo
anh Tuấn , anh Tùng rồi, không đứa nào muốn đón ông về, chúng nó bảo : Ông về
nằm đấy , con nó ngủ vào đâu ?. Ông Long thẫn thờ, mặt ngửa lên trời , miệng
lẩm bẩm: Khốn nạn ! Oan nghiệt, nhà của mình mà không được về. Trên khóe mắt ri
rỉ chút nước mắt còn lại trong cơ thể. Rồi ông nhắm nghiền mắt lại, hai giọt
nước mắt ở hai bên đuôi mắt lăn vội, rơi rất nhanh xuống gối. Con Hông mắt đỏ
hoe, nó biết ; Bố nó còn ít thời gian lắm.
Ông Long
sinh được bốn người con. Hai trai đầu, sau là hai cô con gái, chúng nó đều đến
tuổi lên ông lên bà rồi, thằng lớn đã có cháu nội, thằng thứ hai thì cũng chuẩn
bị, con thứ ba cũng có mấy đứa cháu, cờ bạc thua tha nên bỏ cả nhà cả cửa để
trốn chui trốn lủi bao nhiêu năm. Còn con Hồng ; Con gái út, nhan sắc không có,
ở với thằng cũng đã có gia đình, rồi
cũng có một thằng con trai. Thằng chồng hờ của nó cũng dân bụi đời, cờ bạc thua
tha, lại còn tính đàn bà, nói chung mấy đứa con của ông đều dính vào nghiệp cờ
bạc. Chúng có làm ăn thế nào thì vợ chồng chúng cũng nướng vào cờ bạc hết.
Ông Long yếu
lắm rồi, mấy bữa nay ông phải đóng bỉm, không còn tự chủ được nữa, chỉ có cái
đầu là còn minh mẫn, người ông teo tóp, chỉ còn nhúm xương với da, nguyện vọng
cuối cùng của ông là được trở về ngôi nhà mà mình đã tốn bao mồ hôi nước mắt
mới có được. Ông chẳng còn sai khiến
được ai nữa. Giờ ông nằm ở cái nhà trọ tồi tàn này với đứa con gái út của ông.
Ông Long nhớ lại cái ngày đầu tiên chân ướt chân ráo từ Hưng Yên mò về Thủ Đô lập nghiệp; Thời đó Người Pháp
nhan nhản ở Hà Nội, ông lần đầu thấy Người Tây , người Việt ăn mặc đồ Tây ,
nhìn lạ lẫm , nhưng rất đẹp, khác hẳn cánh nống dân như ông, suốt ngày chỉ có
quần thâm , áo cánh, Ông Long gặp người làng đã lên đây trước, rồi nhờ manh mối
cũng thuê được chiếc xe lôi, vậy mà cũng có đồng ra đồng vào, rồi ông gặp người
con gái cùng quê, nhìn cốt cách ra dáng
người phố, ăn mặc cũng kiểu cách , dáng vẻ khoan thai, cô cũng phải lòng anh xe
lôi, có khuôn mặt lai lai, lại lém lỉnh, rồi họ nên vợ nên chồng. Hai người
tích cóp , tằn tiện cũng mua được mảnh đất ở ngay dưới bãi Phúc Tân, tiện cho
việc bà chợ búa trên phố, còn ông làm
trên phố cổ cũng gần.
Hòa Bình lập
lại. Ông không còn làm nghề kéo xe nữa, mà tham gia vào hợp tác xã sản xuất đồ
nhựa. Bà thì vẫn buôn thúng bán mẹt, rồi bốn đứa con lần lượt ra đời trong cái
nghèo khó của vợ chồng ông. Vì con cái nheo nhóc, ông bỏ việc ra ngoài , mua
chịu của người anh em bạn cái xích lô đã cũ, hứa sẽ trả góp hàng tháng. Cuộc
sống có khá hơn. Rồi ông bà cũng xây được ngôi nhà chắc chắn. Ông lại nhớ đến ;
Những ngày nước lũ, phải cõng chúng lội nước lên phố cho đi học, năm nào nước
Sông Hồng cũng dâng lên ngập bãi , nhà cửa chìm gần hết trong nước lũ. Ông bà
vẫn vì con vì cái mà bươn chải cuộc sống. Đến khi chúng lần lượt lấy vợ lấy
chồng, ông bà mừng bao nhiêu thì thất vọng bấy nhiêu. Cả hai thằng con đều nhất
mực nghe lời vợ, chúng coi ông bà như người dưng nước lã. Ông bà có con cháu
đấy mà phải tự lo miếng ăn riêng. Ông Long vẫn phải đạp xe xích lô hàng ngày
nuôi cái miệng. Bà vợ ông thì cũng chỉ lo cuộc sống riêng cho bà ấy, hai vợ
chồng có một cơ ngơi ở quê, bà về đấy ở, mặc ông tự xoay xở hàng ngày.
Ngôi nhà của
ông Long, chia ra làm hai suất cho hai thằng con trai. Ông bán nốt phần của ông
cho thằng lớn, rồi ông cầm chút tiền ít ỏi đó cho hai đứa con gái một chút, còn
đâu ông ở nhà thuê cùng đứa con gái út. Từ đó, hai thằng con coi ông như người
dưng. Chúng nó coi như không có ông trên đời. Ông Long quay mặt vào trong ,
buông tiếng thở dài, khiến con Hồng lại quay lại nhìn bố rồi lắc đầu. Ông Long
nghĩ; Ngày xưa mình có hai thằng con trai, ai cũng nói : Mừng cho ông bà, rằng
có người sau này, hương khói đỡ phải lo gì. Ông bà cũng ấm lòng. Vậy mà giờ
đây, ông đang nằm trong căn nhà trọ của con gái thuê . Chẳng thằng nào nó mò
vào thăm hỏi, hay đồng quà tấm bánh. Ông muốn về chết ở ngôi nhà mình đã gây
dựng nên thì chúng từ trối thẳng thừng. Ông đau lắm.
Ông Long
thấy xung quanh mình như sáng rực lên,
đầu óc lâng lâng, thân thể nhẹ bấc, ông có cảm giác mình đang trở về ngôi nhà
của mình. Rồi ông thấy đứa con gái nó hờ lên : Ôí Bố ơi, bố ra đi bỏ con lại
một mình sao bố ơi. Ông thấy nó đang bám vào thân xác ông mà hờ. Ông nghĩ :
Quái lạ, mình đang sờ sờ ở đây cơ mà !. Con bé ; Nước mắt nước mũi đầy mặt,
nhìn nó khóc mới tức cười làm sao. Rồi ông thấy nó lấy điện thoại ra gọi cho
mấy thằng anh nó; Anh ơi, bố chết rồi !. Mấy thằng anh nó nghe tin bố chết, mặt
không hề biểu lộ xúc cảm. Chúng đang nghĩ đến chuyện; Có một mớ tiền phúng điếu,
làm thế nào để cầm được chúng. Ông Long lúc này mới sực tỉnh , mới biết là mình
chỉ còn phần hồn thôi, cái xác của ông đã lạnh ngắt , cứng lại, mọi người
đang bàn tính việc; Đưa xác ông gửi vào
nhà tang lễ. Ông thấy lúc này mình thanh thản lạ, không oán ghét, không gì cả,
rồi chợt chạnh lòng thương cho đứa con gái út; Ngờ nghệch khờ khạo, sống chung
với lũ sói vô cảm. Ông nhìn xác ông lần cuối, nhìn những đứa con mà ông đã từng
nâng niu kì vọng vào chúng. Rồi có một lực vô hình hút ông vào một quầng sáng
vô định lên trên cao, ông chỉ còn loáng thoáng nghe thấy mấy câu kinh được phát
ra từ chiếc đài bé tí: Nam Mô A Di đà Phật… Nam Mô…( Hết )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét