Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

HỔ DỮ ĂN THỊT CON ! Phần cuối . 5-2013


PHẦN 4

Ảnh chỉ mang tính minh họa.



  Ngôi nhà mới xây một tầng kiểu ba gian . Có gian bếp bên trái nhà. Tuy vậy cũng là hoành tráng nhất xóm nghèo này rồi. Ngôi nhà ngay mặt đường liên thôn , trước cửa là con đường đất đỏ gồ ghề uốn lượn . Mang tiếng là đường cái nhưng thoảng mới có người rẹt xe máy qua, hoặc vài người dắt trâu đi ra đồng. Tiếng trẻ con cũng chẳng có. Thời này sao người ta không nô nức đi lại hay bàn tán rôm rả , trẻ con không nô đùa ngoài đường như xưa nữa. Mọi gia đình cứ quần túm trong nhà, hoặc trong sân trước được hàng rào ô rô che khuất , có việc gì thật quan trọng họ mới sang nhà nhau. Bà Vấn hài lòng với ngôi nhà này lắm, bà tự hào với làng xóm là Bà đã bỏ tiền ra xây dựng nó. Thực tế Nguyệt gửi về cho bà mười hai triệu để mua đất và xây nhà . còn thiếu chút thì bà Bán con trâu được năm triệu để hoàn thiện nốt. Từ khi Bà Vấn vào nhà mới , bà luôn tỏ rõ quan điểm đây là nhà của bà , đừng có đứa rớ sớ đến ngôi nhà của bà. Kể cả nguyệt bà ấy cũng sợ cô về ở .

   Lòng nguyệt đang rối bời , hoang mang tột độ . Cô đã li dị chồng. Mấy cây vàng gửi chị chồng cũng bị  chồng nó lấy từ bao giờ. Hỏi bà chị thì bà ấy bảo : Tao biết đâu đấy, nó đòi thì tao trả chứ mày có dặn dò gì tao đâu. Vậy là chút của nả cuối cùng cũng bị nó tước đoạt nốt. Nghe tin Nguyệt bỏ chồng bà Vấn vội bắn tin:  “Đừng có về nhà tao đấy nhé “. Nguyệt chẳng còn bấu víu vào ai nữa, đành cứ lăn lộn hết cơ sở này sang cơ sở khác, Với mục đích kiếm được thật nhiều tiền. Cô lúc nào cũng có vài Bạn tình , mỗi người đều chu cấp cho cô hàng tháng một khoản tiền nhất định. Nên chẳng mấy cô đã có một khoản tiền dắt lưng. Lần này rút kinh nghiệm, Nguyệt không gửi ai cả. Hàng tháng vẫn cứ mấy lần gửi tiền về nuôi con, dù biết là nó luôn bị bỏ đói. Nguyệt vẫn phải chấp nhận hoàn cảnh này.

    Bà chị dâu chồng điện cho Nguyệt nói : Mày có về thăm bố chồng mày không? Ông ấy sắp chết rồi đấy. Nguyệt nghe nói vậy, một nỗi thương xót tràn trong lồng ngực. Dù đã li dị chồng nhưng Nguyệt nhớ mãi cái hình ảnh ông ấy lén lút dấu vợ xúc vội bát cơm nguội cho cô mà cô không cầm lòng được, cô vội thu xếp rồi bắt xe về quê. Chiều trạng vạng, hoàng hôn bầm đỏ phủ dần xuống đồi núi, những cây cọ bị nhuốm mầu  , nhìn từ xa như những hình ảnh ma quái ẩn hiện. Nguyệt bước thấp bước cao mở cồng vào trong nhà. Ngôi nhà rộng rãi nhưng u mịch đến lạ, Nguyệt có cảm giác hơi lạnh bao phủ khắp nhà. Ông bố đang ngồi ở gian giữa , một chân co lên trên ghế , bộ bàn ghế mộc đã cũ ở vùng này gia đình nào cũng có một bộ kiểu dáng y sì như vậy , ông đang nhâm nhi chén trà xanh được hãm trong ấm giỏ. Ông quay ra bảo : Mày về đấy hả con, rồi hất hàm ý chừng bảo : Mẹ mày dưới bếp ấy. Nguyệt bước vội xuống bếp tay xách đồ ăn theo. Thằng bé đang ngồi hóng bà làm cơm , nghe chừng  nó đói lắm, mặt lấm lem , mũi quệt ngang dọc, nhìn mà xót cả lòng. Thằng bé thấy mẹ về vội nhẩy dựng lên hô to : A mẹ về . Rồi nó nhìm chằm chằm vào túi đồ lỉnh kỉnh mẹ nó mang vào. Mắt nó sáng lên rồi lao vào đống túi đó tìm lấy đồ ăn. Mẹ nó phải nói : Gượm nào để mẹ lấy cho . Bà Vấn chen vào : Mày cứ như ma đói ấy, mày làm thế con mẹ mày tưởng bà bỏ đói mày. Nguyệt trong bụng biết tỏng lòng dạ mẹ mình. Cô lái tia mắt oán giận thật nhanh vào người bà rồi quay vội đi ngay. Bà Vấn hỏi luôn : Mày về làm gì đấy hả con ? Đừng nói là về  ở lại luôn đấy nhé. Nguyệt tức lắm nói lại : Mẹ yên tâm đi, con về thăm bố chồng con rồi lại đi thôi. Bà Vấn dẫy nảy ; Con ngu ơi là con ngu nhà nó coi mày ra cái Đ.. gì mà mày cứ húc vào thế ? Mày bị chúng nó hành hạ tơi tả thế mà chưa mở mắt ra hả con. Nguyệt chỉ nói lại ; Ngày xưa ông ấy tốt với con, mẹ cứ mặc con. Rồi cô lặng lẽ lo dọn cơm, mặc cho bà Vấn đang nói nhèo nhẽo bên tai.

   Buổi sáng, khi con nắng đã xiên ngang bụi tre. Nguyệt mặc quần áo mới cho con rồi tất tưởi dắt con ra đầu làng bắt xe ôm ra thị xã thăm bố chồng. Nguyệt về lại ngôi nhà đã từng là nỗi ám ảnh kinh hoàng về cái đói. Mọi người thấy Nguyệt về thì ai nấy đều vui vẻ đón chào, cứ như cô chưa từng bỏ con em họ vậy. Ngồi nói chuyện một lát thì cô xin phép cho hai mẹ con vào bệnh viện thăm Ông .  Vào viện Nguyệt thấy bà mẹ chồng và chị gái chồng đang ở đó. Mọi người chào nhau cũng chẳng mặn mà. Nguyệt nhìn ông cụ mà ruột xót xa , người ông mỏng dính dán xuống giường, mùi xú uế bốc lên nồng nặc . Nguyệt lại gần ông hỏi : Ông có thấy đỡ hơn không ?  Ông ấy thì thào vào tai nguyệt : Bố đói lắm! Nguyệt sững sờ mới quay ra hỏi mẹ chồng và bà chị : Sao bố kêu đói mà mọi người không cho bố ăn ? Bà mẹ chồng  tỏ vẻ khó chịu nói sẵng lại : Cho ăn rồi ai hầu ông ấy , ỉa đái dầm dề ra đấy . Nguyệt bức xúc quá cô đáp lại : Con sẽ hầu bố. Nói rồi cô quầy quả ra ngoài mua bát phở mang vào đút cho ông cụ. Mẹ chồng và bà chị thấy vậy chẳng nói chẳng rằng kéo nhau về. Nguyệt bảo con trai theo bà nội về trước. Ông cụ được nguyệt cho ăn thì thần sắc sáng dần lên. Ông nói : Bố biết ơn con nhiều lắm. Nguyệt bảo : con cũng biết ơn bố mà, bố  đã từng lấy trộm cơm cho con lúc con đói khổ nhất. Nói rồi hai cha con nước mắt lưng tròng. Nguyệt lấy giấy thấm nước nơi khóe mắt cho bố chồng.

   Từ lúc có nguyệt vào chăm ông, Trong nhà Chồng Nguyệt không ai bén mảng vào nữa. Cô cho ông ăn rồi lại dọn vệ sinh cho ông. Nơi hậu môn của ông cụ mọi thứ cứ tuôn ra tự do. Vậy mà Nguyệt vẫn hầu hạ lau dọn cho ông luôn sạch sẽ. Mấy giường bệnh bên cạnh thấy cô chăm sóc cho ông cụ như vậy cứ tưởng đó là con gái cụ. Khi biết Nguyệt là con dâu đã li dị với con cụ rồi, thì ai cũng lạ lùng thán phục. Nguyệt luôn hỏi ông thích ăn gì cô mua. Ông cụ luôn nhìn cô bằng ánh mắt biết ơn. Sang ngày thứ Năm thì cụ ra đi Nguyệt đau xót vô cùng, cô vuốt mắt cho bố chồng rồi thông báo cho gia đình nhà chồng biết. Đám tang được làm cũng ầm ỹ đủ lệ bộ, người nhà khóc thảm thiết. Nguyệt dắt con trai đi bên cạnh linh cữu ông cụ, đầu nó là vành khăn trắng luôn bị tuột ra khiến cô phải cài lại liên tục. Mắt đỏ hoe lòng xót thương ông cụ vô hạn, trong đầu cô luôn hiện lên bát cơm nguội mà ông đã lén mang cho cô cái ngày đói khổ nhất.


    Vậy mà đã mười sáu năm rồi Chị ạ. Con em đã mười lăm tuổi, bây giờ em lo cho nó lắm, nó cứ như cỏ dại vậy, chẳng ai chăm lo cho nó. Mẹ em thì tính tình vẫn vậy, dạo này mắc bệnh máu không lên não, cứ đi bệnh viện suốt. Em bây giờ cũng đã mua được một mảnh đất, cách tương đối xa ngôi nhà của mẹ em. Em cũng đã xây xong rồi. chỉ còn hoàn thiện nữa thôi. Nói rồi Nguyệt dõi mắt về nơi xa xôi vô định, cô nói tiếp : Em cố làm thời gian nữa có chút vốn , em sẽ về nhà của em, mở quán bán cái gì đó, rồi em đón con em về, em sợ nhất nó sẽ hư hỏng. Rồi cô nói tiếp : Thằng chồng em bây giờ ở trong trại cai nghiện, nội tạng cũng hỏng hết rồi chỉ đợi chết thôi. Bây giờ em cũng chẳng oán giận ai nữa. chỉ mong sao ngày mẹ con em ở với nhau đến thật gần.   ( Hết )

29 nhận xét:

  1. Nhóc đc tem vàng, hi. Dạo này lão càng lên tay viết truyện ngắn, chúc mừng lão

    Trả lờiXóa
  2. Những câu chuyên y như có thật trên đời này. Có rất nhiều người đã bị hoàn cảnh xô đẩy họ vào vũng bùn hôi thối, nhưng họ vẫn sống và hy vọng vào ngày mai tốt hơn chút đỉnh. Thân phận những người Việt ngheo ... dù xã hội có ưu việt và hiếm có trên thế giới cũng chẳng mang lại chút gì may mắn cho họ ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Bạn đã chia sẻ với câu chuyện của Lão nhé !

      Xóa
  3. Cuộc đời như một cuốn phim chiếu chậm, Lão viết chuyện này mang tính nhân văn rất lớn, kết thúc có hậu, khi chưa đọc mình nghĩ đây sẽ là câu chuyện đi vào bế tắc của nhân vật như mọi câu chuyện thường được kể, nhưng nó đã được Lão mở dần, gỡ dần những bế tắc. Cám ơn lão nhiều!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng cảm ơn Bạn đã chia sẻ cảm nghĩ với bài viết của Lão . Trong cuộc sống luôn có những cuộc đời con người rơi vào những hoàn cảnh trớ trêu , đau đớn cùng cực, họ luôn rơi vào nỗi khổ này tới trầm luân khác như truyện ngắn : http://laoquangthau.blogspot.com/2012/06/phan-ma-ao-truyen-ngan-phan-1-13-6-2012.html . Của Lão. Những hoàn cảnh đó cũng không thể cho nó thành tính Nhân văn được Bạn ạ.

      Xóa
  4. Tui đọc hết truyện rồi, nhưng nào có thấy con hổ nào ăn thịt đâu! Chỉ thấy một con sư tử (?) đứng im re trong tranh. Hehehe...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng cảm ơn Bác . từ xưa các cụ đã có câu : "Hổ dữ không ăn thịt con " Ý nói Cha mẹ thì không bao giờ ngược đãi hay hành hạ lợi dụng con cái...Và Bà Vấn trong câu chuyện này đã đi ngược lại với truyền thống đó. khi mấy đứa con ra đời là bà nghĩ đến chuyện lợi dụng chúng để mưu cầu bản thân .Lấy quyền làm mẹ để lợi dụng chúng. Bóc lột chúng đến thậm tệ. tất cả con cái của bà ấy khi có gia đình ra ở riêng, đều tránh xa bà ấy. Đó là điều quả báo cho người đàn bà độc ác đó. và con hổ trong ngươi đàn bà ấy cho đến lúc lâm bệnh cái tâm vẫn độc ác Bác ạ.

      Xóa
    2. hehehe... Vậy thì qua câu chuyện ni, Bác thấy "nhân chi sơ tính bổn thiện" hay là "nhân chi sơ tính bổn ác"? Bác bỏ phiếu cho bên mô? :-)

      Xóa
    3. Về cơ bản thì câu :" Nhân chi sơ tính bản thiện " là đúng , tuy vậy vẫn có một số cá nhân ác từ trong trứng nước Bác ạ.

      Xóa
    4. Nói rứa, Bác đúng là đệ tử chân chính của trường phái Duy Lý rồi! :-)

      Xóa
  5. Câu chuyện kết thúc thật nhân văn, Lão ạ. Cái nhà chị Nguyệt ấy rõ là có tâm và sống tử tế. Cuộc đời này đâu đó vẫn có những con người tâm dịa thú vật nhưng vẫn còn những tấm lòng trong sáng, biết ân biết nghĩa, biết phải biết trái...người ta gọi đó là tâm Phật. Nhà chị ấy sẽ sống rất thanh thản bởi chị đã làm được cái việc là trả nghĩa đền ơn cho người cha của chồng....Dù có còn là con dâu con hay không có quan trọng gì nữa đâu. Được trả ơn cho người mình mang ơn không gì sung sướng bằng....Cảm ơn Lão đưa ra câu chuyện cuộc đời như vậy.
    .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Em đã chia sẻ với chuyện của Lão . Mong rằng Nguyệt sẽ thay đổi được số phận.

      Xóa
  6. Cuối cùng kết thúc có hậu quá, cứ là ngọn đèn sáng đi, mặc cho nắng dãi mưa dầu cũng không thay đổi. chúc bạn ngày nghĩ vui vẻ nhiều nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lão cảm ơn Bạn lời chúc của Bạn và đã chia sẻ nhé !

      Xóa
  7. Cán bộ đã đọc rồi nhé. cán bộ dốt văn nên chỉ đọc. không biết còm hehe

    Trả lờiXóa
  8. Thăm bạn ! Chúc bạn ngày cuối tuần vui hp !

    Trả lờiXóa
  9. Lão đã biết đãi trong bùn lầy để tìm ra những hạt ngọc lấp lánh. Cảm ơn lão đã biết quý trọng những con người như Nguyệt, những con người mà mọi người thường chỉ biết coi khinh, rẻ rúng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Bạn đã chia sẻ với câu chuyện của Lão nhé !

      Xóa
  10. Chúc bạn tuần mới vui,khỏe an lành bạn nhé.

    Trả lờiXóa
  11. Nói rứa, Bác đúng là đệ tử chân chính của trường phái Duy Lý rồi :-)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì có sao viết vậy cũng không theo trường phái nào cả Bác ạ.

      Xóa
  12. Truyện mới sẩy ra hôm qua , ở ngay đây , ở cạnh nơi này , ở xung quanh đây ...mà sao giờ quá xa lạ ! Không những thế câu truyện thảm thương dài tập còn hơn thế vẫn tiếp tục luân chuyển , biến đổi , thay hình đổi dạng nhưng sao cái kết của nó ngày càng ít có hậu hơn của bác ! ...Tôi cũng vừa tiễn đưa hay nói cho đúng hơn đứng xa xa nhìn những người công nhân môi trường làm thủ tục cuối cùng cho 1 cô gái cùng quê đã chết tự bao giờ trên hè phố . Chẳng biết lúc giã từ cô ấy có nói được với ai câu nào ko ..cô ấy cũng tên là Nguyệt nhà ở gần ga ..cũng may bây giờ người ta ko dùng xe trở rác hay khoán trắng việc này cho mấy thằng nghiện già như trước nữa .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Bạn đã chia sẻ cảm xục với những nhân vật , thân phận ở quanh ta. cái sự hạnh phúc hay mong ước tốt đẹp cũng mong manh lắm. cô nguyệt đang gần tới cái đoạn kết đẹp vậy, nhưng đã chắc gì cô ấy đi nốt đến đích hả Bạn. cuộc sống thật đầy cạm bẫy và trắc trở. Chỉ cầu mong cho những ai trót rơi vào cái vòng xoáy đó hãy cố sống và tìm cách vượt qua nó mà thôi.

      Xóa
  13. Truyện thật hay. Cám ơn Lão đã góp phần tạo cho mọi người lòng tin trong cuộc sống còn có người có cái tâm tốt như Nguyệt.

    Trả lờiXóa