HỔ DỮ ĂN THỊT CON !
Chị ạ, Cho đến giờ phút này , em cũng không hiểu nổi, mẹ em là súc vật hay là người nữa. Bây giờ mẹ em bị bệnh máu không lên não, có lúc em còn không muốn về nhìn mặt bà ấy, nhưng rồi lại vẫn cứ về, vẫn cứ thương. Nguyệt nói với chị bạn với giọng cay đắng như vậy. Rồi cô kể về cuộc đời cô . Một cuộc đời trầm luân khổ ải từ khi cô được sinh ra làm người :
Ngôi nhà trên đồi, cỏ dại
mọc lúp xúp, xem kẽ với những cây sắn khẳng khiu gầy nhẳng, cứ cách quãng lại
là những cây cọ có dáng vẹo vọ , tán lá không được dầy lắm, vì chủ nhân của nó
luôn cắt ngay khi nó vừa xòe tán. Trên đỉnh đồi ngôi nhà tường đất đã cũ ,
nhiều chỗ đất đã rã ra, để lộ những nan tre đan làm lõi cũng đã mục nát. Mái
nhà được lợp hoàn toàn bằng lá cọ , từng lớp xếp dầy nên mưa cũng không
thể dột được. Ngôi nhà đó có Nguyệt cùng với năm anh chị em , với người cha
thương binh , chân bị tật đi lại tâp tễnh . Và người đàn bà mà Nguyệt gọi là
mẹ, tính tình nanh nọc độc ác gần như nhất vùng . Người xẹp lép, đen đúa
mặt hình tam giác đầy góc cạnh, dáng nhỏ con luôn cất tiếng oang oảng,
hoặc tru tréo lên làm tiếng vang lan khắp quả đồi.
Người đàn bà nanh nọc
đó tên vấn , Khi đến tuổi cập kê, vì kém duyên nên khi gặp được anh bộ đội
thương binh Tên Bình xuất ngũ về làng, Vấn săm xe rào đón, rồi anh thương
binh cũng nhận lời lấy cô về làm vợ. Qủa đồi trên phần đất nhà Ông bà
chia cho vợ chồng Bình Vấn làm nhà để ra ở riêng. Mới đầu cũng
chẳng có gì, chỉ có cái giường đôi bằng gỗ tạp, với mấy cái nồi xoong cũ kĩ mà
bố mẹ Bình gạt cho. Bình Hiền lành ít nói, nên mọi việc Vấn lo hết. Cũng bởi là
thương binh nên Bình rất yếu về sinh lí, có khi cả tháng chẳng muốn rờ vào
người vợ. Vấn thì đang hừng hực ham muốn , từ cái bức xúc thất vọng về chồng
trong chuyện chăn gối. Rồi dần dần Vấn lấn lướt coi thường chồng chẳng ra gì.
Bình biết thân phận nên cũng chẳng phản ứng gì , mặc cho vợ mè nheo , lấn lướt.
Rồi trong nhà cũng có
tiếng trẻ con khóc. Bình biết mười mươi đứa bé không phải là con của mình,
nhưng anh vẫn vui vẻ chào đón, chăm sóc nó. Vấn mặc nhiên coi chuyện đó
là bình thường. Chồng không làm được việc ấy thì Cô đi xin giống của người
khác. Vậy mà Bình đã lần lượt phải chăm năm đứa con , không phải con của mình.
Vấn cứ rong chơi suốt ngày phó thác cho chồng mọi việc từ chăm bẵm con cho đến
việc đồng áng. Vấn không hề động tay động chân. Những đứa con Vấn đẻ ra là của
năm tên đàn ông khác nhau , có người ở trong vùng , có người thì tiện gặp nhau
ngoài đường ngoài chợ thích thì lôi nhau đi ngủ. Cả làng xóm đều biết việc Vấn
đi hoang có con. Gia đình nhà Bình cũng biết hết. nhưng vẫn phải im lặng trước
người đàn bà nanh nọc này.
Nguyệt sinh năm 1979 đúng vào thời điểm
cả miền Bắc rơi vào đói kém triền miên, nhất là cái đất Thanh Ba – Phú Thọ này.
Chỗ nào cũng là đồi đất đỏ lúp xúp chỉ có cây dại và tre cùng cây cọ là mọc
được. Sắn thì là giống sắn ta còi cọc xương xẩu ra củ nhỏ mà ít. Đất nông
nghiệp chẳng đáng là bao lại làm hợp tác xã , nên mỗi vụ tính công điểm để chia
nhau thì cũng chỉ được vài thúng thóc. Cả nhà Nguyệt lúc nào cũng bị đói. Khi
Nguyệt được mấy tuổi biết nhìn thấy những việc trong gia đình. Nguyệt suốt ngày
bị ám ảnh về cái đói. Đến bữa cơm toàn sắn độn là chính. Ấy vậy mà cả nhà vẫn
phải bới riêng cơm trắng cho mẹ nguyệt ăn. Còn cả nhà ăn sắn có lẫn vài hột
cơm, mà cũng chẳng được no.
Nhà của nguyệt ở trên đỉnh
đồi, còn nhà của chú ruột ở lưng chừng đồi gần đường làng. Ông nội của Nguyệt
cũng già rồi, nhà đói nên đến bữa bà mẹ của Nguyệt chỉ cho ông vài miếng sắn,
ấy vậy mà suốt ngày chửi rủa ông cụ là đồ ăn hại , sao không chết quách đi cho
rồi. Vừa đói vừa khổ, vừa bị chửi ấy vậy mà ông cụ vẫn nhịn nhục để sống cho
qua ngày. Nhưng cũng không lại được với mẹ của nguyệt ; Bà réo em trai chồng
lên rước ông cụ xuống . Thằng con giai cụ cũng là thằng bất nhân khốn nạn. Ừ
đói thì cả làng cả nước đói chứ riêng gì nhà nó đói đâu. Vậy mà nó bỏ đói ông
cụ, chẳng thèm trông nom. Nguyệt mới mấy tuổi nhưng đã hiểu chuyện, nó biết ông
nội này cũng không phải là ông nội ruột của nó, nó thấy ông ấy đói quá cứ nằm
bẹp một chỗ, mặc dù nhà có còn cơm nguội nó cũng không dám lấy trộm cho ông cụ
vì mẹ nó đã dặn là : "Cấm đứa nào được cho ông ăn".
Con bé giúp ông nội bằng
cách đi nhặt các hạt mít mà người trong làng ăn vứt ra ngoài bụi, ngoài đường ,
nó mang về nướng vội cho ông nó ăn. Âý vậy mà ông cũng cảm động lắm , có lần
ông nói : Nguyệt à, tao biết ơn mày lắm. Tao biết mày không phải là cháu tao , nhưng
mày tốt với tao, sau này tao sẽ phù hộ cho. Nguyệt nghe vậy thì càng thương ông
nhiều hơn. Đầu óc non nớt quá nên khi chẳng bới được hạt mít nào nó cũng đành
nhìn ông nó chịu chết đói mà ra đi.
Mùa hè khi nguyệt đã được
bẩy,tám tuổi. Trưa nào mẹ nguyệt cũng bắt nguyệt cùng mấy đứa bé phải
đứng quạt cho mẹ ngủ. nếu có trót dừng tay vì buồn ngủ quá thì mẹ nguyệt lại
thẽ thọt : Kìa con , con không yêu mẹ à, quạt cho mẹ đi chứ. Có đêm mẹ Nguyệt
ngứa ngón chân do nước ăn chân, bà gọi nguyệt dậy bảo : Này con , con mút ngón
chân cho mẹ với, mẹ ngứa quá. Rồi bà ấn đầu con bé vào , Nguyệt phải ngậm ngón
chân mẹ mà mút , rồi bà còn bắt lấy răng gại gại chỗ ngứa, khi nào hết ngứa mới
thôi. Còn nữa )
HỔ DỮ ĂN THỊT CON ! Phần 2
Nguyệt bước vào tuổi mười sáu, do
hoàn cảnh gia đình ăn uống kém nên mặc dù dậy thì , người vẫn nhỏ bé gầy nhẳng,
dù vậy mông vẫn hơi vểnh lên, hông cũng nở ra một chút, ngực thì chỉ như cái
chũm cau, mặc cái áo sơ mi nhìn cũng thấy đầu nhòn nhọn đâm lên. Da Nguyệt đen
nhưng cũng gọi là nhìn được. Là gái Phú Thọ như vậy cũng là hơi kém duyên.
Vào năm 1995 , những năm
cuối của thế kỉ 20, thời kì mở cửa. Đường biên với Trung Quốc buôn bán tấp nập,
ở các tỉnh thành đua nhau mở quán bia ôm , karaoke ôm, ở Phú Thọ quê Nguyêt ,
mọi nhà có con gái mới lớn thì đều háo hức cho con đi theo các cò mồi ,
đứa thì được đưa sang Trung Quốc làm gái hoặc lấy chồng. Trẻ mười bốn
mười lăm trở lên là xuất chuồng được rồi. Đi lấy chồng thì có bà ba mươi, bốn
năm mươi tuổi cũng bỏ gia đình nghe bọn cò mồi rủ rê sang Trung Quốc, Mong
thoát cảnh đói nghèo đeo bám từ đời này qua đời khác. Họ bỏ tình nghĩa vợ
chồng, bỏ con cái lại, với tâm niệm duy nhất là được sung sướng bản thân đã.
Gia đình Nguyệt cũng không tránh khỏi
vòng xoáy đó. Bà Vấn dắt hai chị em Nguyệt mang ra quán karaoke ở thị xã gửi
gắm cho nhà chủ. Tuổi 16 non nớt chưa biết gì, từ bé chỉ loanh quanh nơi quả
đồi với làng mạc, bỗng chốc bị mẹ đưa vào quán . Mới đầu chị em Nguyệt thấy háo
hức vì được ăn ngon hơn, mặc đẹp hơn. Hàng ngày chỉ phải bưng bê bia bọt cho
khách , hoặc dọn dẹp nhà cửa. Niềm vui thay đổi cuộc sống chưa được bao nhiêu,
thì sau có ba bốn ngày , nhà chủ đã bắt hai đứa vào ngồi tiếp khách. Nguyệt
cũng chưa hiểu tiếp khách thì phải làm những gì. Khi lần đầu vào ngồi trong
phòng hát , mặc dù khách đã được chủ quán nói trước là : Hai con bé chưa biết
gì đâu, còn din đấy, nhẹ nhàng với các em nó nhé ! Dù vậy qua mấy tuần bia ,
khách đã lôi Nguyệt sát vào người , rồi hôn môi cô , tay thọc ngay vào trong áo
bóp đôi vú vẫn đang lớn. Nguyệt sợ quá, xin phép đi vệ sinh rồi nháy con chị ra
theo. Hai đứa chạy một mạch về nhà.
Bà Vấn thấy hai đứa con gái
chạy về nhà, thị gọi lại hỏi nguyên do ngay : Sao mà hai đứa con về nhà thế ?
Nguyệt nhanh miệng bảo : Mẹ ạ, con không làm ở đấy nữa đâu , họ bậy bạ lắm . Bà
Vấn hỏi : Họ bậy cái gì ? Nguyệt bảo : Họ lôi bọn con vào hát cùng rồi ôm hôn
sờ mó bọn con. Bà Vấn lờ đi rồi nói : Con ơi con có thương mẹ không ? Nếu
thương mẹ thì quay lại đấy làm việc đi. Nhà mình nghèo , con chịu khó làm mới
có tiền đưa cho mẹ chứ. Rồi bà ngon ngọt dắt hai đứa mang trao lại cho chủ
quán. Nguyệt hỏi mẹ : Thế thằng Minh nhà mình đâu rồi ? Bà Vấn nói : Nó bỏ nhà
đi đâu biệt tích rồi, mẹ không thấy nó đâu cả. Nguyệt nghĩ trong bụng; Nó bỏ đi
cũng phải thôi ăn uống đói khổ như thế ai mà chịu được.
Kể từ lúc bà Vấn bắt
hai đứa quay lại quán. Vì nghe lời mẹ mà chúng nhắm mắt để khách nhào nặn cơ
thể chúng . Từ một đứa con gái chưa biết gì về tình cảm nam nữ. Chỉ qua một tháng
hai chị em Nguyệt đã thay đổi về hình dạng, chúng trắng hơn một chút, vú vê ,
mông ngực cũng mẩy hơn, đó cũng là nhờ bọn đàn ông ngày đêm xoa nắn. Bà Vấn vui
lắm, thỉnh thoảng lại tạt qua quán hát để lấy tiền của hai đứa con. Chị em
Nguyệt được khách bo cho bao nhiêu đưa cho mẹ hết , không giữ lại đồng nào, mỗi
lần bà Vấn cầm tiền của hai đứa con gái đưa cho là bà khen hết lời ; Rằng con
gái của mẹ ngoan quá, có hiếu với mẹ quá...
Một đứa con gái chưa biết mùi đời
sau hai ba năm , đã sành sỏi và quen cái việc đong đưa à ơi khách. Hông chị gái
nguyệt cũng đã lấy chồng. Chồng là một trong những khách quen của Hồng. Còn
Nguyệt đã quen mùi son phấn. Nguyệt Cũng không muốn trở về ngôi nhà u ám, suốt
ngày chỉ thấy tiếng của Bà Vấn quát nạt chồng, con. Mỗi lần Nguyệt về bà Vấn
lại căn vặn sao không làm, một hai chỉ muốn Nguyệt đi ngay để kiếm tiền
cho Bà.
Dạo này Nguyệt quen biết một cậu
thanh niên hơn Nguyệt vài tuổi, da trắng trẻo cao ráo đẹp trai, miệng nói thì
dẻo quẹo, chẳng mấy chốc mà Nguyệt yêu anh ta. Cô cảm giác như mình đang đi
trên mây vậy, một tình yêu thật đẹp. Anh người Yêu của Nguyệt nhà ngay mặt
đường, cách thị xã có mấy cây, trục đường đi Yên Lập. nhà rộng, đất nhiều.
Bố mẹ cậu cũng đã già , ông bố hiền lành ít nói, Bà Mẹ thì mau miệng hơn, Trước
ông làm bên văn hóa, còn bà là ca sĩ của đoàn văn công Huyện, vì vậy dù có tuổi
rồi, nhìn bà vẫn rất đẹp.
Rồi cái đám cưới của Nguyệt cũng
đến, nó cũng đàng hoàng đầy đủ khiến Nguyệt mở mày mở mặt, nhưng bà Vấn thì
không vui, vì từ đây bà mất đi nguồn thu chính , mặt bà nguội tanh, chỉ
gượng cười mỗi khi ai đến chào hoặc chúc mừng cho gia đình bà. Hai vợ chồng
Nguyệt được Bố Mẹ chồng cho ở một phòng trong căn nhà cũ . Hai vợ chồng vui vẻ
được ít ngày vì còn tiền của Nguyệt , khi quyết định lấy chồng, Cô đã giữ lại
một ít chứ không đưa mẹ tất nữa. Ngày vui với cuộc đời Nguyệt đếm được trên đầu
ngón tay. Khi Nguyệt hàng ngày bị chồng nã tiền , rồi cô cũng phát hiện ra chồng
cô bị nghiện, mấy đồng cuối cùng cũng rơi vào tay chồng cô.
Khi Nguyệt không còn tiền đưa cho
chồng hút hít nữa cũng là bắt đầu những ngày cô sống trong địa ngục với cái
bụng ngày càng to. Chồng cô nhặt nhạnh tất cả những gì có thể bán được. Mẹ
chồng thì ghét cô ra mặt, không hỏi han và giúp đỡ cho cô bất cứ thứ gì. Bố
chồng hiền lành tốt bụng chỉ biết an ủi con Dâu . Nguyệt sống như cảnh ngục tù
trong gia đình chồng, luôn đói và khổ sở với hằng chồng chỉ tìm cách rình
rập lấy bất cứ thứ gì để ra thuốc. ( Còn nữa )
HỔ DỮ ĂN THỊT CON. Truyện ngắn.Phần 3
Phần 3.
Ngồi trong căn phòng cũ kĩ, tay
ôm đứa con nhỏ mới chào đời. Nhìn con đang trong cơn mơ màng, thỉnh thoảng nó
lại mỉm cười , khiến Nguyệt lại rơm rớm nước mắt. Từ hôm đi đẻ về , cũng chỉ
được mấy ngày đầu, có người thăm hỏi thì còn có miếng ăn tử tế. Bây giờ
lại buồn hiu. Cả khu nhà vắng lặng. Thằng chồng Nguyệt cũng đi mất dạng, Bố
chồng cũng đang nằm thở dài ở phòng bên. Tội nghiệp ông ấy. Mang tiếng là
chủ gia đình mà một cắc bạc không có trong người, bà vợ cho ăn gì biết nấy. Ông
cứ vật vờ trong ngôi nhà mà gặm nhấm những ngày xưa cũ, một thời hào sảng của
anh cán bộ văn hóa.
Nguyệt thường xuyên bị bỏ
đói. Trong căn phòng rỗng tuyếch này đến nắm gạo còn không có. Có bữa ông bố
chồng thương quá, lên nhà trên xúc vụng bát cơm nguội mang xuống cho Nguyệt ăn.
Cô ăn mà nước mắt rơi lã chã, bên tai còn vẳng tiếng chửi xéo của mẹ chồng, khi
bà thấy nồi cơm bị mất dấu. Những ngày đói cùng cực ngồi ôm con làm cô nghĩ
cũng chẳng khác gì khi ở nhà mẹ đẻ. Bà ấy bây giờ coi Nguyệt như chết rồi,
chẳng ngó ngàng cô đến một lần. Rồi cô lại nhớ thằng em trai vì đói mà bỏ nhà
đi mất tích. Chẳng biết nó chết rồi hay phiêu dạt ở nơi nào nữa.
Ngày đứa chị dâu ở thành phố về, thấy đứa em
dâu Chồng đói khổ quá. Nó liền bảo : Mày tìm cách gửi con đi, Chị đưa mày đi
làm, chứ ở nhà thế này chỉ có nước chết đói thôi em ạ, lên làm massa chỗ chị sẽ
có đồng ra đồng vào, nếu mày biết khéo léo, chiều khách thì cũng làm giầu được
đấy. Nguyệt nhìn thấy con đường sáng đang mở ra. Cô vội đáp : Vâng , Chị giúp
em với, chứ em chết mất . Chồng em nó bỏ mặc em, hai mẹ con em khổ quá, em
chẳng biết sống ra sao nữa, em sẽ gửi con em. Chị giúp em nhé! . Con chị dâu
nói vậy rồi quẳng cho cô mấy đồng bạc, mặt vênh lên ra dáng kẻ lắm tiền. Ông
anh chồng Nguyệt cũng dúi vội cho cô mấy trăm.
Nguyệt ôm con về nhà ngoại.
Bà Vấn thấy con gái ôm con về thì lườm nguýt ngay rồi buông sõng một câu : Cái
ngữ , tưởng lấy chồng thế nào chứ. Lấy loại ấy cho phí L..Bây giờ mang con về
ăn vạ đấy hả ? Nguyệt cúi mặt bê con vào trong nhà. Thằng bé vẫn thiêm thiếp
ngủ, mấy tháng rồi mà trông nó vẫn bé tí tẹo. Cô đặt nó lên giường ở gian ngoài
rồi đi ra sân , nhướng mắt quan sát khắp quả đồi như đã lâu lắm không về. Cảnh
vật vẫn vậy, có phần xác xơ hơn. Ngôi nhà như muốn sụm xuống, nó cũ quá rồi.
Nguyệt quay sang nhìn mẹ đang loay hoay với mấy tầu lá cọ ở sân. Bà ấy vẫn vậy,
chẳng khác gì. Liệu mình gửi con cho bà ấy có ổn không. Không gửi cho bà ấy còn
biết gửi ai bấy giờ.
Mẹ ạ. Con muốn nhờ mẹ một
việc, nói rồi cô lấy mấy trăm bạc mà ông anh chồng dúi cho. Đưa vào tay bà Vấn.
Mắt bà sáng lên ngay, mặt mày không còn ra điều khó chịu nữa. Nguyệt nói tiếp :
Con mang thằng cún về đây nhờ mẹ trông. Nghe mới vậy bà Vấn đã giấy nẩy như đỉa
phải vôi bà la lên : Mày về bắt vạ mẹ mầy đấy hả con kia. Tao không có hơi sức
đâu mà nuôi con mày, mang về trả cho thằng bố nó đi. Nguyệt rớm rớm nước mắt .
Cô nói : Mẹ hãy thương thằng cu nhà con. Mẹ trông nom nó. Con về thành phố làm
việc, công việc đó thấy nói ra tiền lắm. hàng tháng con sẽ gửi tiền về để mẹ
nuôi cháu. Bà Vấn thấy con gái nói thế đã giãn mặt ra : Mày đi làm thật hả, mà
việc gì mà có tiền ?. Nguyệt tiếp lời mẹ : Chị dâu chồng con đưa con về
thành phố xin cho vào làm massa , chị ấy nói nếu làm tốt có nhiều tiền lắm. Bà
Vấn thấy con gái nói vậy thì vui ra mặt bà vội nói : Ừ con đi làm đi, có tiền
một cái thì gửi ngay cho mẹ để mẹ lo cho con của con.
Nguyệt về thành phố. Con
chị dâu nó hướng dẫn tay nghề cho mấy hôm, nhờ quyết chí làm mà cô nhanh chóng
thuộc các ngón nghề, Con chị còn nói qua cách làm thế nào để moi được tiền
của khách… Rồi : Nếu khách sộp muốn mày thì nên chiều người ta có mất gì đâu,
bù lại mày được nhiều tiền . Cái vẻ ngây ngô, ngơ ngác đó bù cho cái dáng gầy
tong teo , da đen sạm. Đôi vú đang nuôi con cứ vểnh lên ựa sữa ra càng làm cho
khách đến massa thấy vừa thương cảm vừa phấn khích. Nguyệt kiếm được nhiều
tiền bo của khách nhờ những điều đó. Có lúc cô sẵn sàng cho khách mút và nếm
thử thứ sữa tươi đó. Thỉnh thoảng có khách sộp thích cô , Nguyệt cũng theo ra
ngoài. Cứ vậy mà thời gian ngắn cô đã kiếm kha khá. Thằng chồng thấy vợ về
thành phố làm ăn được , nó cũng mò về nã tiền vợ . Thằng anh chồng bàn với
Nguyệt , bây giờ ra điều kiện với nó, cai nghiện được thì thuê chỗ cho nó làm
sửa chữa xe máy ngay bên ngoài cơ sở này, dễ quản lí nó , mà nó cũng có công ăn
việc làm. Nguyệt bùi tai mặc cả với chồng : Nếu anh bỏ nghiện em sẽ đầu tư cho
anh quán sửa xe máy. Anh Tuấn sẽ giúp anh thuê cửa hàng và lo cho anh làm ở
đây. Thằng chồng nó vội nói : Anh hứa là anh bỏ , anh sẽ làm theo ý của em với
anh Tuấn. Vậy là Nguyệt bỏ tiền ra đầu tư cho chồng cơ sở chữa xe ngay bên
ngoài chỗ cô làm.
Vài
bữa bà Vấn lại réo nguyệt gửi tiền về , rồi kêu chăm con mày tốn quá. Nguyệt
lại tất tưởi ra bến xe gửi tiền cho mẹ. Nguyệt đã thông thạo phố xá, thông thạo
công việc, Tuy vóc dáng có phần kém hơn người nhưng vè mặt nhẫn nhịn và chiều
khách của cô khiến cô có nhiều khách ruột. Chẳng mấy mà Nguyệt mua được mấy cây
vàng, cô gửi bà chị chồng cất giữ giúp.
Xa nhà đã lâu, nhớ con đến
nhói lòng . Nguyệt xin nghỉ mấy ngày để về với con. Mới đấy mà thằng bé đã đã
biết đi. Nó lạ lẫm khi thấy Nguyệt lao vào bế nó lên cưng nựng, tội nghiệp,
người nó bẩn thỉu đen đúa, và gầy nhom. Khiến Nguyệt sót xa lắm. Cô hỏi mẹ : Mẹ
chăm nó thế nào mà nó gầy , bẩn thế này ? Cha tiên sư nhà Chị ( Bà Vấn
chửi ) Mày báo đáp bà thế à ? Tao suốt ngày khổ với con mày , chăm bẵm nó , vậy
mà mày lại trách cứ bà. Nguyệt đấu dịu : Là con thấy cháu vậy con nói thôi, chứ
con có ý gì đâu. Bà Vấn lại sang sảng : Mày bây giờ có tiền rồi, mang nó đi
theo cho nó sướng , ở đây với bà lại mang tiếng ra. Cô không nói gì nữa , mà
vội vàng vào bếp làm mấy thứ thức ăn cô mua về. Bữa cơm chiều trong ngôi
nhà tồi tàn. Nó thật khập khiễng khi trên mâm ; Nào là thịt gà đầy ắp, rồi giò
chả, thịt quay. Do Nguyệt mang về. Thật đối trọi với vách đất hở từng mảng, gió
lùa khắp ngôi nhà rỗng. Nguyệt nhìn những người thân của mình đang cắm cúi ăn,
như chưa từng được biết đến mấy món đó. Thằng bé mắt sáng ra nó cũng vồ lấy vồ
để , tay cầm miệng nhai như bị bỏ đói lâu ngày. Sau bữa cơm Nguyệt đi
sang làng xóm rồi họ hàng quanh đấy chơi. Ai cũng xót xa cho thằng bé, bảo
Nguyệt nên mang nó đi theo. Chứ để đây bà Vấn có chăm bẵm gì đâu, toàn bỏ đói
nó, người ta thường nhìn thấy thằng bé nhặt nhạnh cả các thứ dưới đất lên ăn.
Nguyệt đau lòng . Cô cũng không còn cách nào khác là để con ở đây. Chứ mang về
phố xá ai chăm bẵm được. Thằng chồng cô chỉ ngoan được mấy hôm, rồi nó cũng bỏ
quán sửa xe đấy mà lo hút hít lại.
Sau vài hôm ở nhà chăm lo cho
thằng bé , nhìn nó sạch sẽ có phần lên da thịt trong bộ quần áo mới mà Nguyệt
vừa đưa con đi sắm. Cô cho nó về thăm ông bà nội nó. Nguyệt không quên dúi vào
tay bố chồng chút tiền để ông ăn quà. Cô cũng không ở lại ăn cơm với nhà chồng
mà về nhà bà Vấn luôn. Sau mấy hôm nằm trong ngôi nhà tàn tạ mà cô đã được sinh
ra đời. Nguyệt quyết định nói chuyện với bố mẹ, cô nói : Bố mẹ hỏi mảnh đất
dưới làng xem, con sẽ phụ tiền mua và xây cho bố mẹ, chứ ở đây rồi sập lúc nào
cũng chả biết. Bà Vấn mừng ra mặt. Rồi bà nói : Vậy thì tốt quá. Con thật có
hiếu, mẹ sẽ tìm rồi báo cho con biết ngay nhé. Thằng bé mấy hôm ở bên mẹ, được
chăm sóc chiều chuộng, biết mẹ nó lại đi, nó khóc dẫy lên. Bà Vấn ra vẻ thương
cháu, bà bế nó rồi nói : Mẹ đi mấy hôm lại về , ngoan nào cún của bà. Nguyệt
gạt nước mắt cô lấp xấp đi xuống chân đồi, lòng trĩu nặng bao lo âu. (
Còn nữa )
HỔ DỮ ĂN THỊT CON ! Phần cuối . 5-2013
PHẦN 4
Ngôi nhà mới
xây một tầng kiểu ba gian . Có gian bếp bên trái nhà. Tuy vậy cũng là hoành
tráng nhất xóm nghèo này rồi. Ngôi nhà ngay mặt đường liên thôn , trước cửa là
con đường đất đỏ gồ ghề uốn lượn . Mang tiếng là đường cái nhưng thoảng mới có
người rẹt xe máy qua, hoặc vài người dắt trâu đi ra đồng. Tiếng trẻ con cũng
chẳng có. Thời này sao người ta không nô nức đi lại hay bàn tán rôm rả , trẻ
con không nô đùa ngoài đường như xưa nữa. Mọi gia đình cứ quần túm trong nhà,
hoặc trong sân trước được hàng rào ô rô che khuất , có việc gì thật quan trọng
họ mới sang nhà nhau. Bà Vấn hài lòng với ngôi nhà này lắm, bà tự hào với làng
xóm là Bà đã bỏ tiền ra xây dựng nó. Thực tế Nguyệt gửi về cho bà mười hai
triệu để mua đất và xây nhà . còn thiếu chút thì bà Bán con trâu được năm triệu
để hoàn thiện nốt. Từ khi Bà Vấn vào nhà mới , bà luôn tỏ rõ quan điểm đây là
nhà của bà , đừng có đứa rớ sớ đến ngôi nhà của bà. Kể cả nguyệt bà ấy cũng sợ
cô về ở .
Lòng
nguyệt đang rối bời , hoang mang tột độ . Cô đã li dị chồng. Mấy cây vàng gửi
chị chồng cũng bị chồng nó lấy từ bao giờ. Hỏi bà chị thì bà ấy bảo : Tao
biết đâu đấy, nó đòi thì tao trả chứ mày có dặn dò gì tao đâu. Vậy là chút của
nả cuối cùng cũng bị nó tước đoạt nốt. Nghe tin Nguyệt bỏ chồng bà Vấn vội bắn
tin: “Đừng có về nhà tao đấy nhé “. Nguyệt chẳng còn bấu víu vào ai nữa,
đành cứ lăn lộn hết cơ sở này sang cơ sở khác, Với mục đích kiếm được thật nhiều
tiền. Cô lúc nào cũng có vài bạn tình , mỗi người đều chu cấp cho cô hàng tháng
một khoản tiền nhất định. Nên chẳng mấy cô đã có một khoản tiền dắt lưng. Lần
này rút kinh nghiệm, Nguyệt không gửi ai cả. Hàng tháng vẫn cứ mấy lần gửi tiền
về nuôi con, dù biết là nó luôn bị bỏ đói. Nguyệt vẫn phải chấp nhận hoàn cảnh
này.
Bà
chị dâu chồng điện cho Nguyệt nói : Mày có về thăm bố chồng mày không? Ông ấy
sắp chết rồi đấy. Nguyệt nghe nói vậy, một nỗi thương xót tràn trong lồng ngực.
Dù đã li dị chồng nhưng Nguyệt nhớ mãi cái hình ảnh ông ấy lén lút dấu vợ xúc
vội bát cơm nguội cho cô mà cô không cầm lòng được, cô vội thu xếp rồi bắt xe
về quê. Chiều trạng vạng, hoàng hôn bầm đỏ phủ dần xuống đồi núi, những cây cọ
bị nhuốm mầu , nhìn từ xa như những hình ảnh ma quái ẩn hiện. Nguyệt bước
thấp bước cao rảo vội về ngôi nhà của bố mẹ mình, cô mở cồng vào trong nhà .
Ngôi nhà rộng rãi nhưng u mịch đến lạ, Nguyệt có cảm giác hơi lạnh bao phủ khắp
nhà. Ông bố đang ngồi ở gian giữa , một chân co lên trên ghế , bộ bàn ghế
mộc đã cũ ở vùng này gia đình nào cũng có một bộ kiểu dáng y sì như vậy ,
ông đang nhâm nhi chén trà xanh được hãm trong ấm giỏ. Ông quay ra bảo : Mày về
đấy hả con, rồi hất hàm ý chừng bảo : Mẹ mày dưới bếp ấy. Nguyệt bước vội xuống
bếp tay xách đồ ăn theo. Thằng bé đang ngồi hóng bà làm cơm , nghe chừng
nó đói lắm, mặt lấm lem , mũi quệt ngang dọc, nhìn mà xót cả lòng. Thằng bé
thấy mẹ về vội nhẩy dựng lên hô to : A mẹ về . Rồi nó nhìm chằm chằm vào túi đồ
lỉnh kỉnh mẹ nó mang vào. Mắt nó sáng lên rồi lao vào đống túi đó tìm lấy đồ
ăn. Mẹ nó phải nói : Gượm nào để mẹ lấy cho . Bà Vấn chen vào : Mày cứ như ma
đói ấy, mày làm thế con mẹ mày tưởng bà bỏ đói mày. Nguyệt trong bụng biết tỏng
lòng dạ mẹ mình. Cô lái tia mắt oán giận thật nhanh vào người bà rồi quay vội
đi ngay. Bà Vấn hỏi luôn : Mày về làm gì đấy hả con ? Đừng nói là về ở
lại luôn đấy nhé. Nguyệt tức lắm nói lại : Mẹ yên tâm đi, con về thăm bố chồng
con rồi lại đi thôi. Bà Vấn dẫy nảy ; Con ngu ơi là con ngu nhà nó coi mày ra
cái Đ.. gì mà mày cứ húc vào thế ? Mày bị chúng nó hành hạ tơi tả thế mà chưa
mở mắt ra hả con. Nguyệt chỉ nói lại ; Ngày xưa ông ấy tốt với con, mẹ cứ mặc
con. Rồi cô lặng lẽ lo dọn cơm, mặc cho bà Vấn đang nói nhèo nhẽo bên tai.
Buổi
sáng, khi con nắng đã xiên ngang bụi tre. Nguyệt mặc quần áo mới cho con rồi
tất tưởi dắt con ra đầu làng bắt xe ôm ra thị xã thăm bố chồng. Nguyệt về lại
ngôi nhà đã từng là nỗi ám ảnh kinh hoàng về cái đói. Mọi người thấy Nguyệt về
thì ai nấy đều vui vẻ đón chào, cứ như cô chưa từng bỏ con em của họ vậy. Ngồi
nói chuyện một lát thì cô xin phép cho hai mẹ con vào bệnh viện thăm Ông .
Vào viện Nguyệt thấy bà mẹ chồng và chị gái chồng đang ở đó. Mọi người
chào nhau cũng chẳng mặn mà. Nguyệt nhìn ông cụ mà ruột xót xa , người ông mỏng
dính dán xuống giường, mùi xú uế bốc lên nồng nặc . Nguyệt lại gần ông hỏi :
Ông có thấy đỡ hơn không ? Ông ấy thì thào vào tai nguyệt : Bố đói lắm!
Nguyệt sững sờ mới quay ra hỏi mẹ chồng và bà chị : Sao bố kêu đói mà mọi người
không cho bố ăn ? Bà mẹ chồng tỏ vẻ khó chịu nói sẵng lại : Cho ăn rồi ai
hầu ông ấy , ỉa đái dầm dề ra đấy . Nguyệt bức xúc quá cô đáp lại : Con sẽ hầu
bố. Nói rồi cô quầy quả ra ngoài mua bát phở mang vào đút cho ông cụ. Mẹ chồng
và bà chị thấy vậy chẳng nói chẳng rằng kéo nhau về. Nguyệt bảo con trai theo
bà nội về trước. Ông cụ được nguyệt cho ăn thì thần sắc sáng dần lên. Ông nói :
Bố biết ơn con nhiều lắm. Nguyệt bảo : con cũng biết ơn bố mà, bố đã từng
lấy trộm cơm cho con lúc con đói khổ nhất. Nói rồi hai cha con nước mắt lưng
tròng. Nguyệt lấy giấy thấm nước nơi khóe mắt cho bố chồng.
Từ lúc
Nguyệt vào thăm bố chồng và ở lại chăm ông, Trong nhà Chồng Nguyệt không ai bén
mảng vào nữa. Cô cho ông ăn rồi lại dọn vệ sinh cho ông. Nơi hậu môn của ông cụ
mọi thứ cứ tuôn ra tự do. Vậy mà Nguyệt vẫn hầu hạ lau dọn cho ông luôn sạch
sẽ. Mấy giường bệnh bên cạnh thấy cô chăm sóc cho ông cụ như vậy cứ tưởng đó là
con gái cụ. Khi biết Nguyệt là con dâu đã li dị với con cụ rồi, thì ai cũng lạ
lùng thán phục. Nguyệt luôn hỏi ông thích ăn gì cô mua. Ông cụ luôn nhìn cô
bằng ánh mắt biết ơn. Sang ngày thứ Năm thì cụ ra đi Nguyệt đau xót vô cùng, cô
vuốt mắt cho bố chồng rồi thông báo cho gia đình nhà chồng biết. Đám tang được
làm cũng ầm ỹ đủ lệ bộ, người nhà khóc thảm thiết. Nguyệt dắt con trai đi bên
cạnh linh cữu ông cụ, vành khăn trắng trên đầu thằng bé luôn bị tuột ra khiến cô
phải cài lại liên tục. Cô khóc thương ông cụ , xót xa cho ông những ngày cuối
đời đã bị vợ con bỏ đói không thèm quan tâm chăm sóc, trong đầu cô luôn hiện
lên bát cơm nguội mà ông đã lén mang cho cô cái ngày đói khổ nhất.
Vậy
mà đã mười sáu năm rồi Chị ạ. Con em đã mười lăm tuổi, bây giờ em lo cho nó
lắm, nó cứ như cỏ dại vậy, chẳng ai chăm lo cho nó. Mẹ em thì tính tình vẫn
vậy, dạo này mắc bệnh máu không lên não, cứ đi bệnh viện suốt. Em bây giờ cũng
đã mua được một mảnh đất, cách tương đối xa ngôi nhà của mẹ em. Em cũng đã xây
xong rồi. chỉ còn hoàn thiện nữa thôi. Nói rồi Nguyệt dõi mắt về nơi xa xôi vô
định, cô nói tiếp : Em cố làm thời gian nữa có chút vốn , em sẽ về nhà của em,
mở quán bán cái gì đó, rồi em đón con em về, em sợ không có ai quản nó sẽ hư
hỏng. Rồi cô nói tiếp : Thằng chồng em bây giờ ở trong trại cai nghiện, nội
tạng cũng hỏng hết rồi chỉ đợi chết thôi. Bây giờ em cũng chẳng oán giận ai
nữa. chỉ mong sao ngày mẹ con em ở với nhau đến thật gần. ( Hết )
Cuối tuần vui vẻ Lão nhá. Tối meocon sẽ đọc hết cho xem.
Trả lờiXóaLão cảm ơn Mèo nhé !
XóaNôn nóng chờ phần mới của Lão quá đi à.
Xóađợi chút Mèo nhé.
XóaBà này ... là yêu tinh hả Anh ? đọc mà bực quá ... chả giống người nữa ... sau này chắc còn khủng khiếp lắm !
Trả lờiXóaThì đấy, con người thuần nông đấy, sao mà kinh sợ thế chứ.
XóaLại thêm một mụ phù thủy trong thời hiện đại này rồi, nóng ruột muốn đọc thêm quá
Trả lờiXóaĐợi lão viết tiếp Em nhé !
XóaTruyện này có thật không, hay lão quảng bịa ra. Chờ đọc tiép.Cảm ơn lão..
Trả lờiXóaChuyện có thật đấy Bạn ạ.
XóaKhông có gì là không thể nhỉ. Đang chờ đọc tiếp.
XóaĐọc vừa thấy ghét người đàn bà tên Nguyệt vừa tội, vừa thương.
Trả lờiXóaChờ phần tiếp theo của Lão.
Lão cảm ơn Mèo nhé !
XóaMột buổi sáng cuối tuần nhiều niềm vui Lão nhá.
XóaMèo cũng thật vui và may mắn nhé !
XóaTục ngữ có câu " Hổ dữ ko ăn thịt con '' Vậy mà giờ đây Hổ đói chẳng từ thịt con !! ở Biển Đông ... Cá lơn luốt cá bé .... sảy ra nhiều ,, nhiều lắm ..ông Ạ...Chúc lão vui vẻ..
Trả lờiXóaVâng cảm ơn lưoif chúc của Bạn và đã chia sẻ với bài viết của Lão!
XóaVườn nhà Phật cỏ dại cũng chen chân
Trả lờiXóaĐất của Chúa Giu Đa cũng có phần ..........
.......
Viết tiếp đi anh à -em chờ đọc tiếp đây
Cảm ơn Bạn đã ủng hộ Lão nhé !
XóaEm sang doc truyen ne, anh co khieu viet truyen lam
Trả lờiXóaLão cảm ơn Em nhé !
XóaMình đọc truyện của bạn và hy vọng bạn có nhiều truyện ngắn hay hơn nữa ! Chúc bạn vui và sk !
Trả lờiXóaCảm ơn Bạn nhiều nhé !
XóaKhó tin anh nhỉ!
Trả lờiXóaNinh'blog sang thăm, mến chúc anh và gia đình chiều tối chủ nhật thư giản vui nhé!
Cảm ơn Bạn đã sang thăm nhé !
XóaSao lại có người phụ nữ quá nhẫn tâm như thế, thật quá đáng phải khg Quangthau?
Trả lờiXóaBà ấy còn đi xa hơn nữa về tính độc ác và vô cảm Bạn ạ.
XóaLão này, các truyện Lão viết từ trước đến giờ đều là dạng phóng sự cả, nhưng sang đến cái truyện này...nó là phóng sự hay truyện ngắn hả Lão ? Mụ đàn bà tên Vấn thật còn không bằng con quỷ. Lão giỏi bắt thần những câu chuyện trong đời sống thật đấy. Chúc Lão đi nhiều, viết hay nhé...
XóaLão cho nó là Chuyện ngắn. Trong nhà lão có nhiều chuyện ngắn dạng này. Phóng sự thì bao giờ cũng nói chung về một vùng miền Bạn ạ. Cảm ơn Bạn đã chia sẻ với Lão. Những câu chuyện của Lão luôn thật với những nhân vật vẫn đang tồn tại Bạn ạ.
XóaTôi thấy thương Bình ghê: "Bình biết mười mươi đứa bé không phải là con của mình, nhưng anh vẫn vui vẻ chào đón, chăm sóc nó.". Nhưng vì sao "Gia đình nhà Bình cũng biết hết. nhưng vẫn phải im lặng trước người đàn bà nanh nọc này.". Thật là hết biết miễn bàn cho người phụ nữ này. Heeee
Trả lờiXóaỞ một số vùng quê phía bắc nó vậy Bạn ạ. có thể do đói nghèo quá , con người không còn ý thức đấu tranh chăng. cũng như hơn mươi năm đổ về đây. Lão được chứng kiến trai làng rất hào hứng lấy vợ đã từng đi làm gái . Vậy thì chỉ có lí do là nghèo quá thôi. Họ muốn hưởng chút tiền bạc của những cô gái đi làm gái đa x tích cóp được, mặc dù cũng chẳng đáng bao nhiêu.
Xóatím chỉ thương cho anh Bình biết không phải con mình mà phải lờ đi nuôi những năm đứa. chì vì người đàn bà nanh nọc này. Hổ dữ không ăn thịt con nhưng mụ đàn bà nanh nọc này thì có thể phải không "Lao"?
Trả lờiXóaBà ta đang ăn thịt chúng đấy Tím ạ. Trên thế gian này cũng không ít loại người này đâu.
XóaLão ơi! cái cô áo hồng có phải là nhân vật Nguyệt không? Lão viết rất sống động, giờ tìm phần sau đọc, cám ơn Lão!
Trả lờiXóaKhông phải Nguyệt Bạn ạ. Cô ấy nhỏ nhắn , gầy và xấu hơn. Cảm ơn Bạn đã theo dõi !
Xóacái bà mẹ này ghét quá
Trả lờiXóaVẫn có nhiều người như vậy trên thế gian em ạ.
XóaLao noi truyen nay la co that , menh ko tin … cha nhe thoi buoi nay van con nguoi nhu Van sao
Trả lờiXóaKo tin noi ,Dung ma Lao viet truyen hay lam menh di tim doc tiep day
Truyện có thật đấy Bạn ạ. Cảm ơn Bạn đã ủng hộ nhé !
Xóa