PHÙ DU ! Phần 4 . Truyện ngắn của Lao Quangthau
Nhìn ngó mãi
cũng chán, Cường ngồi thu lu một góc ghế rồi ngủ lịm đi , tầu chạy vẫn đều đều,
xịch xịch Cả toa tầu im lặng đến lạ. Cường
lơ mơ nghe tiếng ai gọi, hóa ra mấy người anh trên Cường đang lay Cường: Dậy ,
dậy đi cu về đến Hà Nội rồi .
Cường choàng tỉnh ngồi bật dậy rồi nhìn ra cửa
kính, Cầu Long Biên sừng sững đang dần hiện ra trước mặt, Cường thấy các chú bộ
đội vai đeo súng đầu đội mũ sắt có ngụy trang đi lại trên cầu rất nhiều, nhìn
xuống mấy dải đất dưới cầu , những khẩu sứng cao xạ được phủ kín ngụy trang,
chỉ lòi mỗi đầu nòng ra, trên cầu vắng lặng, thi thoảng có một hai người vội
vàng cong đít đạp xe đạp Phượng Hoàng của Trung Quốc hoặc chiếc xe thống nhất
dóng ngang vội vã qua lại cầu.
Tiếng chị
phát thanh viên nhà ga vọng đến : Đoàn tầu đang vào ga Gia Lâm - Hà Nội , đề
nghị đồng bào, đồng chí nào xuống ga Gia Lâm thì chuẩn bị hành lí đồ dùng để
xuống ga. Cả toa tầu nhốn nháo, Bố Mẹ cường gọi mấy người con lớn dặn để mắt
đến các em, rồi phân công mọi người xách hành lý. Ra đến cửa ga Cường cùng mấy
người anh trai mặt hớn hở nhẩy cẫng lên hô : Về nhà rồi, về nhà rồi. Bố mẹ
Cường đi đằng sau mặt đầy lo âu căng thẳng. Cả nhà đi bộ mất một quãng tương đối dài , dọc
đường những chiếc hầm tăng xê cá nhân liền sin xít, đường phố vắng tanh, vài
người đi bộ vội vàng, những chiếc xe tải sơn mầu quân sự bạt bịt kín thùng ì
ạch chạy qua để lại lớp bụi mỏng lung lên tan nhanh rồi lại yên tĩnh trở lại .
Về đến con phố cũ mọi người thấy gia đình Cường ai cũng nháo nhác ra nhìn,
người thì lạ lẫm ngạc nhiên, kẻ thì chạy ra tay bắt mặt mừng , hỏi han rối rít
làm cả đoạn phố náo động . Cả nhà dắt nhau vào khoảng sân đất liền kề với mấy
người bà con họ xa. Đồ đạc chất lên một đống sát tường. Bố mẹ của cường nói
chuyện với mấy người bà con xin họ cho tá túc tạm ở mảnh sân này, mọi người ái
ngại thương cảm gia đình cường , đều nói
: Ông bà cứ ở tạm đây rồi tính sau. Trước mắt vào tạm nhà chúng tôi mà nghỉ
ngơi đã.
Chỉ cách có
mấy chục mét thôi là ngôi nhà cũ của gia đình cường. Ngay sau khi gia đình đi xây dựng kinh tế mới, nhà nước đã
bố trí cho một gia đình việt kiều từ Tân
Đảo - Thái Lan về ở. Cả nhà không ai nhắc lại đến ngôi nhà đó nữa, nhưng thỉnh
thoảng , những ánh mắt buồn vời vợi vẫn liếc nhìn qua nơi đầy kỉ niệm đó. Sau
mấy ngày, ngôi nhà đan liếp tre, lợp mái gianh hiện lên trên mảnh sân chung của
mấy gia đình. Thế là gia đình cường đã có chỗ chui ra chui vào. Mẹ của Cường đến gặp bà gì để lấy lại số bát đĩa
đồ dùng đã gửi , thì bà gì nói luôn : Chúng bị vỡ nát hết do bom rồi chị ạ. Mẹ
Cường thất vọng lắm, bà biết em gái mình đã ỉm đi rồi nói vậy. Bố cường đến gặp
các bác họ hàng, những người đã được bố
mẹ cường gửi gắm trông coi Hợp tác xã do
bố cường đứng tên, mọi người cũng đều nói đã hiến vào quốc doanh hết. Bây giờ về
lại Hà Nội ; Của nả đồ đạc cũng chẳng
còn cái gì , không có hộ khẩu , không có
giấy tờ tùy thân . Tem phiếu không được cấp. Bố của cường xoay xở đủ các
nghề. Còn Mẹ cường lại ra chợ gần nhà bán rau cỏ , nhờ giời nhờ có quan hệ tốt
với bà con từ trước mà việc buôn bán cũng xuôn xẻ .
Cường bước
vào tuổi mười sáu Hà nội vẫn thế, vẫn không khí chiến tranh bao phủ. Giặc Mỹ
vẫn ném bom bắn phá Miền Bắc, Nhà Cường ở gần nhà máy điện Yên Phụ là nơi hứng
chịu nhiều bom đạn nhất. Cả nhà chạy đi chạy lại nhiều quá , bây giò chẳng
thiết đi sơ tán nữa nên cứ ở lì lại Hà Nội . Sau mỗi hồi còi báo yên cường cùng với mấy thằng bạn lại chạy ra
đường hóng xem nơi nào vừa bị trúng bom. Có hôm nghe tin bãi An Dương bị tàn
phá, cả đơn vị pháo cao xạ bị tan nát hết, bọn cường chạy một hơi đến nơi; Cảnh
tượng hãi hùng hiện ra , tim gan , lòng ruột và máu văng vắt vẻo trên các ngọn
cây, mùi tanh hôi bốc lên khiến bọn cường suýt nôn ọe, mặt tái xanh tái xám,
chúng lẳng lặng quay đầu về, không đứa nào nói với nhau một câu.
Mấy hôm sau
lại đến trận bom ngay Phố Cửa Bắc - Quán
Thánh gần nhà Cường máy bay Mỹ ném vào
nhà máy điện Yên Phụ, nhưng lại rơi một
vệt ở đoạn ngã tư Quán Thánh - Cửa Bắc. Nhà cửa sập cả dãy, mấy tiếng sau người
ta trở một đống quan tài mới đóng chưa kịp sơn mầu xếp đầy hè phố, tiếng khóc
hòa cũng tiếng cuốc xẻng, tiếng ý ới gọi người, chẳng còn ai sống . Cường bị
sốc nhất là khi nhìn thấy người ta bới trong đống đổ nát ra một đôi trai gái
nằm sấp trên giường, xung quanh là thiếp mời đám cưới đang viết dở dính máu.
Những ngày bom mỹ khốc liệt khắc sâu vào tâm trí của bọn cường . Nhưng Tuổi trẻ
thì còn nhiều thứ để vui hơn là cứ bị ám ảnh bởi chết choc cùng bom đạn. Bọn
cường vẫn ới nhau đuổi theo những chuyến tầu điện chạy qua phố. Hàng ngày loa
truyền thanh phát những bản nhạc cách mạng, những tin chiến thắng của quân đội
đang tiến dần vào cửa ngõ Miền Nam, Toàn
dân đều háo hức nghe những lời hiệu triệu ; Tất cả cho tiền tuyến, mọi người
làm việc bằng hai vì Miền Nam ruột thịt.
Bọn cường hay
truyền tay nhau những bản nhạc vàng của Ngụy
được chép lại qua đài địch. Cường học đánh đàn ghi ta rất nhanh , thỉnh
thoảng mấy đứa túm tụm ở góc nhà của ai đó, chúng nghêu ngao hát cho nhau nghe
những bản nhạc nghe ẽo uột đầy buồn thương. Những lúc lang thang trên phố những
va chạm xích mích của bọn trẻ vẫn thường xẩy ra. Người lớn cho bọn Cường là lũ
hư hỏng lêu lổng. Những điều đó đều được dân phố báo cho công an phụ trách tiểu
khu. Bọn Cường bị nhắc nhở và bị để ý . Chuyện hát hò , cãi cọ đánh nhau ngoài
phố đến tai Bố Cường, mỗi lần như vậy ông cũng đánh Cường rất dữ. nhiều lúc ông
còn nói : Mày cút đi đâu thì đi, tao không có thằng con mất dậy lêu lổng như
mày. Mày đừng làm xấu mặt tao … Cường cứ nghĩ rồi không hiểu nổi; Mình đã làm gì mà mọi người nghét mình, cho mình là
hư hỏng, thì mình chỉ hát mấy bài hát đó , thỉnh thoảng cãi cọ đánh nhau mà đứa
nào chẳng thế .
Một hôm
Cường đang đi lang thang một mình trên phố Quán Thánh thì bị Anh công an phụ
trách tiểu khu bắt giữ mang về đồn nhốt lại, rồi làm hồ sơ đưa thẳng cường lên
trại cải tạo Trên tít tận Lào Cai. Cũng chẳng có tội danh gì cụ thể. Gia đình
cường rất buồn. Bố cường thì ngồi thở hắt ra : Thôi nó đi tù cũng thoát cái nợ,
chứ ở nhà suốt ngày người ta nói rát cả tai, xấu mặt gia đình. Chỉ có mẹ cường
là khóc lóc lo lắng, thúc giục mấy đứa lớn đi tìm hiểu chỗ nó bị giam giữ rồi
lo thăm nó. ( Còn nữa )
mổi thời một chuẩn mực khác nhau vậy mà. sang thăm anh và chúc anh an vui mãi.
Trả lờiXóaLão cảm ơn Mẫn nhiều nhé !
Xóa