Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

QUỐC SỈ TRUYỆN ! Phần 1. 29-10-2012

QUỐC SỈ TRUYỆN ! Phần 1. 29-10-2012
12:53 29 thg 10 2012Công khai406 Lượt xem 23

Lời nói đầu : Các Bạn thân mến ! Thời mông muội, ấu trĩ của chúng ta cũng đã qua. Cái thời vừa chấm dứt bao cấp, nhưng con người thì vẫn giữ nguyên những lề thói , nhất là những thói quen xấu xa nhất làm hành trang mang sang xứ Đông Âu xa lắc làm vốn sống, và từ đó bao nhiêu hệ lụy xảy ra nơi đất người, và điều trớ trêu là chúng ta mang cái sản phẩm đạo đức kém cỏi làm tha hóa cả một vùng đông Âu rộng lớn, cụ thể là nơi đất nước Tiệp Khắc này. Mời các Bạn theo dõi những câu chuyện được viết lại , chúng đều có thật và sẽ được hiện dần lên, đọc nó có Bạn sẽ chửi đổng bảo rằng; Tại sao lại đi vạch áo cho người xem lưng, tại sao bêu riếu những cái đó ra , hay ho lắm sao ? Nhưng tất cả chúng ta nên tôn trọng sự thật, và hãy dũng cảm nhìn vào một thời quá khứ mông muội để chúng ta sống tốt hơn, đàng hoàng hơn, khỏi hổ thẹn với lớp người sau.

   
                    
   Cường ngồi yên vị trên chiếc Máy Bay IL của hãng hàng không Tiệp Khắc , lòng vẫn nhấp nhổm không yên, chỉ sợ bị gọi xuống.Thế rồi cảm giác đó cũng hết đi khi cánh cửa máy bay được đóng lại , tiếng lục cục của bánh xe đang lăn trên đường băng làm cường yên tâm hẳn. Máy bay vừa lấy được độ cao cũng là lúc các cô tiếp viên người Tiệp đi tung tẩy , tay cầm bình xịt xát trùng phun khắp khoang hành khách, bạ đâu vẩy đấy, phun cả vào người bọn Cường. Cái vè õng ẹo trịnh thượng của người văn minh thật ghét. Trong lòng cường ấm ức tủi cho thân phận người Việt mình. Mà cũng phải thôi, hơn trăm con người ăn mặc chẳng giống ai, đen đúa, nói cười hô hố, mùi mồ hôi cộng mùi thuốc lá rẻ tiền , tạo cho không gian trong khoang máy bay thật ngột ngạt. Chả trách mấy cô tiếp viên Tiệp có thái độ ngạo mạn lớp trên như vậy.

      Tiếng nói tiếng cười râm ran, lúc lắng , lúc sôi động, lúc thì cười hô hố, làm cho khoang máy bay lúc nào cũng không được yên tĩnh, cho đến khi máy lạnh phát huy tác dụng. Tất cả đều kéo chăn chùm kín người , rồi đi vào giấc ngủ, chỉ trừ khi các tiếp viên mang đồ ăn ra thì không khí nhộn nhạo nhốn nháo mới lại tiếp tục. Khoảng gần chục tiếng đồng hồ bay , Cường mới thấy dừng, phiên dịch gọi mọi người đi xuống , tất cả lại tay xách nách mang đi xuống sân bay, hỏi ra được biết đây là sân bay Tasken của Liên Xô. mọi người được hướng dẫn vào khu cách li, xung quanh toàn cảnh sát đi lại, thi thoảng mới thấy mấy bà lao công béo ục ịch đi lau sàn nhà hay quét dọn quanh đấy. Bọn cường bị cách li hoàn toàn, không được ngó nghiêng xung quanh. Mấy tiếng sau lại được lùa lên máy bay bay tiếp. Sau hơn mười sáu tiếng bay từ Việt Nam cuối cùng cũng đến sân bay Praha của Tiệp Khắc vào nửa đêm. Lúc này diễn ra cuộc chia người để từng nhà máy đến nhận . Cường được chia vào nhóm gần bốn mươi người , được hướng dẫn ra một chiếc xe ô tô dài ngoẵng , thế rồi lên đường ngay trong đêm.

        Đi được mấy tiếng thì được nghỉ dọc đường, lúc này mấy người Tiệp đi đón phát cho mỗi người một khúc súc xích to gần bằng cổ chân dài khoảng hai mươi phân , với bánh mì và một chai nước ngọt. Lần đầu tiên được biết đến xúc xích, mà lại được gặm cái loại quá cỡ đó, chắc do mệt nên ăn chẳng thấy ngon, cũng có thể loại đó rẻ tiền nên chẳng mấy ai nuốt được. Xe cứ chạy , đường uốn lượn quanh co đến xây xẩm mặt mày. Xung quanh hai bên đường chỉ thấy rừng núi, thỉ thoảng chạy qua những thị trấn nhỏ im lìm rồi lại toàn cây với cây. Đến rạng sáng đoàn về đến nơi . Cường và ba người nữa được phân vào một phòng ngay tầng dưới . Căn phòng có bốn chiếc giường một, mỗi chiếc giường đều lật được lên để cho đồ vào trong, sát giường là chiếc tủ đứng to để đồ. , ngay cạnh đầu giường là chiếc tủ thấp chỉ cao khoảng sáu mươi phân , vừa để làm bàn vừa đựng đồ được.

    Một phòng vệ xinh có bồn tắm, toa lét và bồn rửa tay. Một phòng ăn có đầy đủ mọi thứ, tủ lạnh, tủ tường , lò nướng và bộ bếp điện bốn bếp. Tủ đựng đồ , bàn ăn , tất cả đầy đủ cho một gia đình. Điều kiện ăn ở thật hoàn hảo. Mỗi người chọn cho mình một chiếc giường theo ý mình, rồi leo lên ngủ một mạch cho đến trưa thì trưởng đoàn gọi ra họp. Nghe trưởng đoàn thông báo nội quy ăn ở và đi lại, lịch mấy ngày tới và thông báo mỗi người được cấp một phiếu mua quần áo tư trang miến phí là 2400 curun được người của nhà máy và trưởng đoàn dắt đi mua ngay trong ngày. Cả đoàn gần bốn mươi người, cao tuổi nhất là hơn ba mươi ít nhất là hai mươi rồng rắn nhếch nhác theo trưởng đoàn đi ra khu vực quảng trường để mua đồ. Do lần đầu được vào khu mua sắm rộng lớn bạt ngàn quần áo như vậy, mà giá cả cũng chưa nắm được nên loáng một cái đã hết phiếu mua.Thật chả ra sao , chỉ béo anh trưởng đoàn và người của nhà máy.

                         

      Ngày hôm sau cả đoàn được dắt vào khu y tế của nhà máy. Từng người được gọi vào khám sức khỏe. Bi hài nhất là từng nhóm bốn năm người được xếp hàng rồi tụt quần đến đầu gối, rồi chổng mông đồng loạt để mấy cô ý ta, bác sĩ đi kiểm tra, sờ nắn. Sau đó họ đến từng người lấy que ngoáy vào sâu trong lỗ đít để lấy mẫu phẩm thử giun sán. Đến hôm sau nữa thì mỗi người được phát một gói thuốc mà phải uống ngay lúc đó để tẩy giun sán trong người. Hôm sau nữa thì bắt đầu chương trình học tiếng kéo dài ba tháng. Cô giáo dạy tiếng đã già lắm, lưng đã hơi còng, mặt mũi nhăn nheo hết rồi. Nét mặt cô lúc nào cũng tủm tỉm cười rất dí dỏm, đôi môi được tô màu đỏ nhạt. Cái sự học tiếng thật bi hài, vì cách phát âm và chuyển đuôi theo số nhiều số ít, sau ba tháng học thì có hơn một nửa đoàn chỉ nói được mấy câu : Ahoj ( Chào ) , Nasledanau ( Tạm biệt), Dekudu( Cảm ơn ) Đopbziden ( Chào cả ngày ) Vậy thôi còn đâu là mấy câu bậy bạ thì ai cũng thuộc.

     Cả đoàn, mỗi người được tạm ứng tiền để mua đồ ăn , mọi người được dịp thỏa sức ăn uống , các bạn trong đoàn cứ tự nhiên ra các siêu thị , rồi cửa hàng mua hàng nói bằng tiếng Việt, các bà các cô không hiểu thì họ nói bằng tay , rút cục thì cũng hiểu nhau hết. Hầu như ít người chịu học và nói tiếng Tiệp, đi đâu họ cứ thản nhiên nói tiếng Việt, kệ ai hiểu thì hiểu. Điều này làm cho một số Xù mốc ( Người Việt ở lâu ) mỗi lần đi mua hàng hay đi ngoài đường mà thấy mấy người mới sang, là lẩn đi hoặc lờ đi coi như không biết để tránh phải phiên dịch hộ, họ luôn chửi những người Việt mới sang là Quốc sỉ. Có lúc họ còn cố tình chỉ đường sai cho Xù mới. Đó là điều đáng ngạc nhiên nhất mà Cường thấy. Trong khi tổ tiên chúng ta có câu "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy là khác giống nhưng chung một giàn " Nhưng ở bên trời âu này, ra đường là tránh nhau , sợ phải chỉ đường, sợ phải phiên dịch hộ. Ngược lại với thái độ của người Việt, người Trung Quốc sang đây làm việc hoặc học tập, họ đi thành từng nhóm, hàng lối chỉnh tề ăn mặc cùng một mẫu và rất nghiêm túc.
     
       Sang Tiệp đến hôm thứ hai thì mấy cậu Xù mốc ở bís bên cạnh lôi một em người Tiệp nặng hơn một tạ đến phòng của Cường để xé vé, khi hỏi Em ấy thì em ấy bảo : Tao trước nặng 140 kg cơ giảm rồi bây giờ còn 110 kg. Âý vậy mà cả đoàn của Cường nhốn nháo, có đến già nửa xếp hàng để đến lượt nhẩy lên bụng Em ý. Cô gái cũng mới ngoài hai mươi thôi, khi nằm lên chiếc giường một thì vừa kín, còn cái khoản kia thì tùy các chú, chú nào nộp tiền thì nhẩy lên, có điều nếu có làm thì phải cố ẩn cái bụng to như cái trống của cô ta lên thì mới làm được.Thật là một kỉ niệm đáng nhớ của cả đoàn với việc ngủ với gái Tây.

      Sau ba tháng học tiếng , may ra có mấy người vào được một ít chữ , còn đâu là mù tịt, đi ra đường hay vào cửa hàng vẫn vô tư giao tiếp bằng tiếng Việt. Sau ba tháng một anh bạn trong đoàn từ gầy vêu vao cũng lên được mười bẩy kí lô. Với sự ăn của anh ta thì khỏi bàn; Một con gà luộc , với một gói mì mà thường thì phải ba người ăn, với ba cái móng giò, một chai bia, ấy vậy mà sang chơi phòng khác vẫn ăn vô tư được mặc dù mồm nói vừa ăn no rồi. Cũng sau ba tháng để thể hiện từng cá nhân, đã có cuộc phân cấp rõ ràng bằng những trận ẩu đả thậm chí đá thủng cả cửa ra vào, đấm vỡ kính...Thật là Quốc sỉ theo đúng nghĩa của mấy anh xù mốc gọi.

     Khi đoàn của Cường được phân công vào từng phân xưởng, tất cả chỗ nào tốt thì Xù mốc đã đảm nhận, thậm chí lương của họ còn cao hơn cả Tây. Cường được phân công vào xưởng khoan tự động đứng máy cùng một ông tây to cao , nặng chừng chín mươi cân, việc ngon thì ông ấy làm hết , còn bao nhiêu việc khó, ít tiền để cho Cường, Cường vẫn cần mẫn làm và luôn xong trước thời hạn, khiến cho ông Tây đó ngại lắm, ông ta phải bảo mày làm từ từ thôi. Nhưng làm từ từ như họ thì chết đói luôn, Chúng ta đi làm phải trừ đủ loại thuế má, tiền nhà cửa. Trong khi người Tiệp họ được bao cấp toàn bộ, cuộc sống chỉ cần đủ ăn, không có nhu cầu cao khác. Còn bọn Cường lo làm để có tiền mua hàng gửi về gia đình, rồi chiều chiều kéo nhau ra quán làm vài vại bia. Khoản uống thì người Tây thua xa Xù mình, mỗi ngày họ chỉ được phép uống hai ba vại thôi, vợ họ mỗi sáng đưa cho chồng vừa đủ tiền mua đồ ăn sáng, một hai cốc bia và vài điếu thuốc. Nên khi thấy Xù mình uống như tháo cống họ nể lắm, và có phần ghen tị.

     Cường chơi thân với đội bên bís học nghề hơn , thường thì làm về hay cùng hội bên đó ra quán nhậu, hoặc về bên đó tổ chức ăn uống nhậu nhẹt. Tuy đội bên đó đã ở được trên bẩy năm rồi nhưng vẫn có nhiều chuyện khôi hài lắm, nhất là mấy bạn quê ở mạn trong, luôn bị quản lí bís nhắc nhở, có bạn bị bắt quả tang nhiều lần, nhưng vẫn không quen ngồi hố xí bệt, cứ phải cả giầy dép ngồi xổm lên mới được, kệ cho người ta phê bình, cảnh cáo. Đến nối được gắn chết cái tên Hùng Gia khốt ( Hùng vệ sinh ) . Còn nữa .
  
 
  • Bai
    • Bai
    • 00:29 17 thg 11 2012
    Bạn viết truyện hay lắm và có cách nhìn cuộc sống rất sâu sắc.Tôi tự hỏi sao bạn không viết văn và sáng tác, với vốn sống khá phong phú, chắc bạn sẽ nổi tiếng lắm đây. Và tôi sẻ là độc giả trung thành của bạn.
    • lao quangthau
      Cảm ơn Bạn nhiều. Bạn vào mục truyện ngắn của Lão quangthau trong nhà này Bạn sẽ đọc được nhiều truyện hơn nữa.
  • Tuyến điên
    Cái thời bao cấp mà được đi Đông Âu thì ắt là nòi rồi!
    • lao quangthau
      Cũng bình thường thôi Bạn ạ.
  • HHP
    • HHP
    • 01:16 1 thg 11 2012
    Một cách khai hóa ,bác a!
    • lao quangthau
      Một cách khai hóa ngược đấy Bạn ạ.Vì thời mông muội của Châu âu đã qua mấy trăm năm rồi. Bây giờ chúng ta mới ở ngưỡng đó. Và Bây giờ chúng ta muốn họ quay ngược theo.
  • Pé Út Chảnh _ 陈 睡 维 明 金 之
    Việt nói Việt nghe, Tiệp nói Tiệp nghe
    Sao gọi là Xù hả chú?
  • Nô
    • 00:24 31 thg 10 2012
    Hay lắm. Nô chưa bao giờ được... đi tây nhưng được biết người Việt mình thời bao cấp sang Đông âu cũng khai phá cho họ nhiều thứ trong đó có việc...
    • lao quangthau
      Thường thì đó là tò mò khám phá thôi, vì hồi Xù mình mới sang Tiệp. Họ thấy người Việt mình đánh mĩ giỏi lắm, nên có nhiều chị Em bắt mấy anh xù khám phá xem sao. Nhưng họ bảo tưởng thế nào !
  • Hoa Điệp Vàng
    Tranh thủ qua thăm Anh chút .... rồi đọc sau nhé !
  • Ma Đình Tú (A Tú)
    Tiếp đi anh - chờ mãi - ngày vong qua mấy lần mà vẫn chưa thấy :D
  • sao đêm
    CHÚC ANH NGỦ NGON NGÀY MAI ĐI ĐÁNH GIẶC
    • lao quangthau
      Cảm ơn Bạn nhiều nhé !
  • HUANDRUMS
    Người VN mình tính cộng đồng thua xa người Tàu Lão nhĩ.
    • lao quangthau
      Đúng vậy Bạn ạ .Người mình luôn tìm cách đạp lên nhau để sống chứ không có tính tương ái.
  • sao đêm
    ANH ĐI ĐÀO VÀNG MÀ CŨNG BIẾT TIẾNG SES
    THẾ NÀO LÀ XÙ MỐC
    V. V
    ANH BIẾT NHIỀU
    • lao quangthau
      Thì mình là dân đi Tiệp mà !
    • sao đêm
      THẾ ANH CÓ THẤY SEX KG?
    • sao đêm
      VÌ SEX VÀ SLOVAKIA LÀ MỘT
    • sao đêm
      MÀ KG KGOOR THI ANH KG ĐI TÌM VÀNG 1000 VÀNG HI HI
    • lao quangthau
      Ngày trước gọi séc là Tiệp Khắc Bạn ạ. sau năm 1991 cách mạng nhung thì mới tách ra thành Séc và slovaki.
    • lao quangthau
      Tên đầy đủ của Tiệp Khắc thời bao cấp là : Céckoslovenkia sau cách mạng ngung mới tách ra thành :Cộng Hòa Séc và Slovakia Bạn ạ.
    Ảnh của lao quangthau
  • sao đêm
    THỜI BAO CẤP LÀ THỜ KỲ NGHE NÓI LÂU RỒI ANH Ạ
    • lao quangthau
      Đúng vậy nó đã lâu rồi , nhưng di chứng của nó còn đấy bây giờ đấy Bạn ạ.
    • sao đêm
      CHUYỆN BAO CẤP GÌ ĐÓ NGHE NÓI KHỔ LẮM
      CHẮC ANH

  • Mặt Bẩn
    Quả xé vé làm em nhớ đến bài thơ của bác Thái Bá Tân.
    • lao quangthau
      Một thời để nhớ Bạn ạ !
  • Tuyết Mai
    Tham anh chieu vui ve nhen anh!
    • lao quangthau
      Lão cảm ơn Em nhiều nhé !
  • Nhóc kính cận
    Vô nhà lão biết nhóc được sang tiệp rùi nè, nhóc bùn cười cái vụ khám sức khỏe và dân tình được ngủ với gái tây quá
    • lao quangthau
      Còn nhiều chuyện quốc sỉ lắm Em ạ.
  • CHÂU GIANG
    VN mình còn nhiều người hay bảo thủ, cố chấp và ko bao giờ biết nhận lỗi. Loại người này khó chỉnh đây vì giang sơn để đổi, bản tính khó dời...
    • lao quangthau
      Hệ quả của một thời gian dối , đạo đức giả với nhau nên nó ra một loạt sản phẩm như vậy Bạn ạ .
  • THẠCH THẢO
    Ghé thăm Lão sáng mùa đông.Em chúc Lão ngày như ý nhé... ngóng cổ chờ đọc tiếp cái thời khó khăn bên xứ người nhưng ở nhà nhận hàng gửi về thì vui như được mùa của Lão viết đấy
    • lao quangthau
      Đợi đọc tiếp Em nhé !
  • BanBe
    • BanBe
    • 02:25 30 thg 10 2012
    Qua thăm Lão,lại được đọc những năm tháng khó khăn và thời xa xưa,tuy có vất vả và nhiều bất cập,nhưng trong những năm tháng đó tình con người vẫ..
  • GURU
    • GURU
    • 17:14 29 thg 10 2012
    Khoái cái vụ xé vé Hàng độc :D - hay lắm lão ơi viết tiếp nhanh lên nào
  • GURU
    • GURU
    • 17:13 29 thg 10 2012
    Kê cái dép rách tổ ong ngồi hóng tiếp
  • Người dùng Yahoo!
    • Người dùng Yahoo!
    • 15:00 29 thg 10 2012
    em thi ko co vu ngu do nhung cung nho den ki niem xuat khau lao dong hihi
    • lao quangthau
      Kỉ niện thì nhiều vô kể Em ạ !
  • Mai Anh Toàn
    lão huynh viết thật vui
    • lao quangthau
      • lao quangthau
      • 14:32 29 thg 10 2012                                 
  • Đại dương bình yên
    Hay quá, chết cười. Buồn cười nhất là ngủ với ả gái Tây hơn 1 tạ. Em đã từng nghe kể dân Việt bên trời âu hồi đó lắm chuyện vừa buồn và cũng có cả buồn cười. Quả là người Việt ích kỉ- không đoàn kết như người Trung Quốc, người Nhật.
    • lao quangthau
      Một thời cảm thấy cúng ta đớn hèn Bạn ạ !
    • GURU
      • GURU
      • 17:12 29 thg 10 2012
      140kg Hàng độc ấy
      
  • nguyen
    tang lão tem vang.
    • lao quangthau
      • lao quangthau
      • 13:14 29 thg 10 2012               
      TEM !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét