Tôi
được ra đời tại nhà hộ sinh nằm trên Phố : Phan huy Ích , Gia đình Tôi thì ở Phố
nguyễn trường Tộ ngay sát ngã tư Phố Yên Ninh, nơi có chữ Phúc Lợi được
đúc bằng bê tông trên nóc nhà, dài cả mặt tiền ngôi nhà. Đại gia đình
Tôi sống ở đó. Tôi bắt đầu biết nhớ là lúc Tôi mới có khoảng ba bốn
tuổi . Thời đó hai bố mẹ đều đi làm công nhân, vì Tôi còn bé nên Cậu
ruột Tôi ( Đã mất ) thỉnh thoảng đến trông Tôi, Tôi nhớ như in có một
lần cái quạt điện của Pháp , loại bằng đồng có lồng ngoài đơn sơ trông
cổ kính đẹp lắm, cái quạt được đặt trên một cái ghế gỗ nhỏ, lúc đó Cậu
Tôi đang mải làm cái gì đó, còn Tôi đi chân đất đứng trên nền gạch lát ,
Tôi táy máy dí ngón tay vào chiếc quạt đang chạy thế là cứ đứng yên như
vậy, vừa lúc Cậu Tôi ở đâu lao đến co chân đạp tung chiếc quạt bay văng
ra khỏi ghế , mặt Cậu Tôi tái mét vội ôm lấy Tôi, may mà chưa quá muộn.
Phố Nguyễn trường Tộ, Thời Pháp có tên là Giăm-Be ( Rue jambert )Sau cách mạng mới đổi tên, thời ấy thật thanh bình , đường phố vắng lắm, thi thoảng mới có người đạp xe đi qua, lâu mới có chiếc xe ô tô u oát của Liên Xô hoặc chiếc Von Ga chạy qua. Con phố được tính từ đầu chợ Châu Long đến đầu Phố Hàng Than. Nó dài 612 mét nhưng có đến bốn ngôi đền nằm trên đó , Cảnh rêu phong đẹp lắm, lối kiến trúc thi thật cổ kính. Cái đền ngay sát nhà Tôi thờ quan Trần, Ông Nội Tôi ngày xưa hay lễ bái ở đó . Vẻ u tịch thanh bình lắm, Tôi vẫn nhớ như in những tán cây đa , rồi những mảng rêu phong xanh rì, những chùm rễ si già mọc len lỏi trên bờ tường.
Bẳng đi ít lâu; Đầu tiên là ủy ban Phường được chuyển về ngôi Đền gần nhà Tôi , Sau này Tôi được biết là Ông bí thư chỉ đạo phá dỡ ngôi đền đó có đứa con trai bị tai nạn chết ngay sau một thời gian ngắn. Còn ngôi đền gần ngõ năm mươi được cho thuê nhưng qua bao đời chủ kinh doanh đều thất bại. Ngôi đền ngay ngã tư Hàng Bún thì được xây thành khách sạn Bông Sen, thời đó được cho là hoành tráng nhất trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước , nhưng cũng đáng tiếc là ngay thời gian mới khai thác đã có khách chết trong đó. Từ đó khách sạn này đều rơi vào tình trạng ế ẩm, như bây giờ thì chỉ còn hoạt động cầm chừng.
Phố Tôi ở thật thanh bình, nó đi theo những kỉ niệm tuổi ấu thơ, trẻ con nô đùa dưới lòng phố chẳng lo gì đến tai nạn xe cộ như bây giờ. Tôi nhớ như số nhà mười là một quán mì vằn thắn của người Tàu, quán đó mì ngon lắm, Thỉnh thoảng Ông Nội Tôi lại chống ba toong, khác chiếc áo ba dờ suy màu vàng dắt Tôi qua đó ăn, nơi đó bây giờ là phòng giáo dục. Còn gia đình người Tàu đó đã về nước năm bẩy tám gì đó. Ngôi nhà của chúng Tôi thì bán giò chả , sau này bác Tôi mở thêm tiệm may. sát cạnh là quán bánh cuốn của Bà trẻ Tôi , bánh cuốn của Bà làm cũng thuộc loại ngon nhất thời đó. Con phố gắn liền với kỉ niệm thời đánh bi, đánh đáo dưới lòng đường, gắn liền với những lần nhà máy điện Yên Phụ xả khói là bụi than rụng xuống như mưa tuyết vậy, chỉ tội bụi của nó đen sì mà thôi.
Lạ lùng một điều, con phố Tôi ở sát với nhà máy điệm Yên Phụ nhưng vào thời chống Mỹ nhất là mười hai ngày đêm bom đạn Mỹ trút xuống, duy nhất ngôi nhà của chúng Tôi ở bị rok két làm móp một góc mái, mấy chữ bê tông trên nóc bị nghiêng ngả, thiệt hại có vậy thôi nhưng phố cửa Bắc , phố Quán Thánh đều có nhiều ngôi nhà bị sập , nhiều người chết do bom B52 của Mỹ.
Đến bây giờ Tôi không còn ở đó nữa, nhưng hàng ngày vẫn chở con đến trường học trên con phố đó, nó không còn thơ mộng bình yên như ngày xưa nữa, mà đã luôn tắc đường do ô tô dừng lại trả đón khách, bây giờ con phố toàn là những khách sạn, những nhà hàng, quán ăn, những dịch vụ du lịch ăn theo, con phố gần như thành phố Tây rồi,Tôi bây giờ thấy lạc lõng giữa nơi mình đã được sinh ra, Toàn những con người lạ hoắc đến mua nhà, toàn những người ở tận tỉnh xa lắc, với đám người làm thuê mặt trông ngổ ngáo, láo liên đón khách và dắt xe, chẳng còn chút gì cho Kí ức của Tôi, chẳng còn gì để kể với con cháu rằng : Ngày xưa ! Ngày xưa ...!
Đây là khách sạn Bông Sen nơi có đền cổ kính rất đẹp.
Cái nhà bên tay phải sơn mầu vàng là đền trần trước kia, Nay ủy ban phường cũng đã chuyển vào Phố trúc Bạch.
Phố Nguyễn trường Tộ, Thời Pháp có tên là Giăm-Be ( Rue jambert )Sau cách mạng mới đổi tên, thời ấy thật thanh bình , đường phố vắng lắm, thi thoảng mới có người đạp xe đi qua, lâu mới có chiếc xe ô tô u oát của Liên Xô hoặc chiếc Von Ga chạy qua. Con phố được tính từ đầu chợ Châu Long đến đầu Phố Hàng Than. Nó dài 612 mét nhưng có đến bốn ngôi đền nằm trên đó , Cảnh rêu phong đẹp lắm, lối kiến trúc thi thật cổ kính. Cái đền ngay sát nhà Tôi thờ quan Trần, Ông Nội Tôi ngày xưa hay lễ bái ở đó . Vẻ u tịch thanh bình lắm, Tôi vẫn nhớ như in những tán cây đa , rồi những mảng rêu phong xanh rì, những chùm rễ si già mọc len lỏi trên bờ tường.
Ngôi đền Trần cách nhà Tôi
khoảng hai chục mét thôi, hàng ngày chúng Tôi vẫn ra đấy chơi trên bậc
thềm gạch, có lúc thì chơi đánh đáo, ngay sát lối lên có bà cụ người ta gọi là cụ Chùa già
lắm móm mém hết rồi, mồm Cụ lúc nào cũng nhai trầu tóp tép, rất đẹp
lão, Cụ ngồi bán chè chén với vài viên kẹo lạc , kẹo bột , thời đấy có
hai xu là chạy ra mua cái kẹo bột gặm rất khoái trá, cắn một miếng bụi
bột bắn tung tóe . Còn ngôi Đền ngay đầu ngã tư hàng Bún thì u minh hơn,
nó được quây bởi bức tường phủ lớp rêu xanh ngay trước mặt là cái máy
nước công cộng của người Pháp lắp đặt, ngày trước còn cả Cái vòi uống
nước sạch ngay sát bức tường nữa. Ngày nào tiếng thùng tiếng xô cũng va
loảng xoàng do mọi người ra lấy nước , có lúc xếp hàng dài lắm. Ngôi Đền
này theo trí nhớ của Tôi vào bậc cổ kính nhất trong khu phố quanh đây.
Nói về ngôi Đền rộng và hoành tráng nhất
thì phải kể đến ngôi đền được đặt trên khu đất sát với ngõ năm mươi ,
cột nhà cũng to mà mấy gian rộng lắm. Còn ngôi đền trên cùng là giáp với
ngã tư Hàng Than , Trường Tộ , ngôi đền này trải qua bao phong ba , qua
bao thăng trầm của cuộc sống nó vẫn tồn tại đến bây giờ cùng ngôi chùa
Hòe Nhai cách đó mấy chục mét . Chỉ có ba ngôi đền thiêng và đẹp nằm
trên phố Tôi thì bây giờ chỉ còn trong trí nhớ của rất ít người. Tôi còn
nhớ như in có một ngày Tôi thấy chiếc xe tải chở một nhóm rất đông
thanh niên đến ngôi Đền Trần sát nhà Tôi , họ tháo dỡ sạch từ cửa đến
các câu đối, rồi tượng Phật tất cả được chất lên chiếc xe tải , hình
như được trở vào trong làng Ngũ Xã . Hai Ngôi đền kia cũng đều chung số
phận như vậy. Ngày đó trong trí nhớ của Tôi thì chẳng có ai đi lễ bái
hay hương khói gì cả, nên việc những ngôi đền đó bị dỡ đi cũng là lẽ
đương nhiên .Bẳng đi ít lâu; Đầu tiên là ủy ban Phường được chuyển về ngôi Đền gần nhà Tôi , Sau này Tôi được biết là Ông bí thư chỉ đạo phá dỡ ngôi đền đó có đứa con trai bị tai nạn chết ngay sau một thời gian ngắn. Còn ngôi đền gần ngõ năm mươi được cho thuê nhưng qua bao đời chủ kinh doanh đều thất bại. Ngôi đền ngay ngã tư Hàng Bún thì được xây thành khách sạn Bông Sen, thời đó được cho là hoành tráng nhất trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước , nhưng cũng đáng tiếc là ngay thời gian mới khai thác đã có khách chết trong đó. Từ đó khách sạn này đều rơi vào tình trạng ế ẩm, như bây giờ thì chỉ còn hoạt động cầm chừng.
Phố Tôi ở thật thanh bình, nó đi theo những kỉ niệm tuổi ấu thơ, trẻ con nô đùa dưới lòng phố chẳng lo gì đến tai nạn xe cộ như bây giờ. Tôi nhớ như số nhà mười là một quán mì vằn thắn của người Tàu, quán đó mì ngon lắm, Thỉnh thoảng Ông Nội Tôi lại chống ba toong, khác chiếc áo ba dờ suy màu vàng dắt Tôi qua đó ăn, nơi đó bây giờ là phòng giáo dục. Còn gia đình người Tàu đó đã về nước năm bẩy tám gì đó. Ngôi nhà của chúng Tôi thì bán giò chả , sau này bác Tôi mở thêm tiệm may. sát cạnh là quán bánh cuốn của Bà trẻ Tôi , bánh cuốn của Bà làm cũng thuộc loại ngon nhất thời đó. Con phố gắn liền với kỉ niệm thời đánh bi, đánh đáo dưới lòng đường, gắn liền với những lần nhà máy điện Yên Phụ xả khói là bụi than rụng xuống như mưa tuyết vậy, chỉ tội bụi của nó đen sì mà thôi.
Lạ lùng một điều, con phố Tôi ở sát với nhà máy điệm Yên Phụ nhưng vào thời chống Mỹ nhất là mười hai ngày đêm bom đạn Mỹ trút xuống, duy nhất ngôi nhà của chúng Tôi ở bị rok két làm móp một góc mái, mấy chữ bê tông trên nóc bị nghiêng ngả, thiệt hại có vậy thôi nhưng phố cửa Bắc , phố Quán Thánh đều có nhiều ngôi nhà bị sập , nhiều người chết do bom B52 của Mỹ.
Đến bây giờ Tôi không còn ở đó nữa, nhưng hàng ngày vẫn chở con đến trường học trên con phố đó, nó không còn thơ mộng bình yên như ngày xưa nữa, mà đã luôn tắc đường do ô tô dừng lại trả đón khách, bây giờ con phố toàn là những khách sạn, những nhà hàng, quán ăn, những dịch vụ du lịch ăn theo, con phố gần như thành phố Tây rồi,Tôi bây giờ thấy lạc lõng giữa nơi mình đã được sinh ra, Toàn những con người lạ hoắc đến mua nhà, toàn những người ở tận tỉnh xa lắc, với đám người làm thuê mặt trông ngổ ngáo, láo liên đón khách và dắt xe, chẳng còn chút gì cho Kí ức của Tôi, chẳng còn gì để kể với con cháu rằng : Ngày xưa ! Ngày xưa ...!
Đây là khách sạn Bông Sen nơi có đền cổ kính rất đẹp.
Cái nhà bên tay phải sơn mầu vàng là đền trần trước kia, Nay ủy ban phường cũng đã chuyển vào Phố trúc Bạch.
Khách sạn to lớn này trước là một ngôi đền rất đẹp !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét