ĐÁM THỊ DÂN THÌ BIẾT GÌ ! Truyện ngắn của : Lao Quangthau .
13-6-2019
Ở cái xóm này, người
dân mặc định Thân là một thành viên của cư dân xóm. Tại sao người ta lại mặc
định điều đó mà không quả quyết Hắn là người ở đây từ lâu đời như những cư dân
khác !, nói dài dòng khó hiểu nhỉ ! Nhưng quả thực là vậy, cái lều mặt tiền
được gần chục mét vuông là của Hắn.
Hắn chẳng mấy khi ăn ngủ ở đây , từ thời
bao cấp đến giờ hắn cứ đi qua, đi lại túp lều này để khẳng định là hắn vẫn còn
sống, và để chọc tức mấy ông bà đang cùng sinh sống trong cái túp lều to đó, điển
hình là ; Từ mồ ma ông bà Kim Cương ( Là gia đình ở cuối túp lều) .Thường xuyên
có va chạm, thậm chí là chửi nhau thậm tệ. Hắn luôn tỏ ra là người có học và
hiểu luật, hắn mà hứng lên là khổ cho vợ chồng ông bà Kim Cương. Mỗi khi bà Kim
Cương chửi mỏi mồm là hắn lại ra buông một câu, thế là Bà Kim Cương lại điên
máu lên mà chửi, chửi cho đến khi khản giọng không chửi được nữa. Hắn thường
khích cho ông bà Kim Cương tức ói máu mà không làm gì được hắn, đánh hắn hả ?
Hắn ăn vạ còn hơn anh chí Phèo của làng Vũ Đại. Mà hắn ăn vạ theo đúng bài bản,
đúng pháp luật, thế là ông bà bị lên đồn , bị phạt tiền, thậm chí suýt nữa còn
bị đi tù. Hắn là vậy, luôn tỏ ra coi thường đám Thị Dân ở cái xóm này. Hắn luôn
tỏ ra mình có học hơn, có chỉ số IQ cao hơn hẳn cư dân ở đây.
Để nói qua một chút
về cái xóm ngèo này; Những túp lều được người Pháp dựng lên từ thời thực dân,
tức là những túp lều cổ kính có từ rất lâu đời rồi, sau khi đám thực dân chạy
khỏi xóm nghèo, thì cư dân mới của nó là ngững người công nhân làm việc ở mấy
nhà máy sản xuất nước sạch và nhà máy điện gần đó, rồi thì do chiến tranh, một
số gia đình gốc Tầu bỏ về nước … Một số cứ dân mới đến ở trám vào những túp lều
cũ kĩ của Pháp đó, mỗi căn lều có đến bốn năm hộ ở, họ mặc nhiên vô tư sống,
phải nói là rất vui vẻ hòa thuận với nhau, tất nhiên không tránh có lúc có câu
ra câu vào, nhưng phải nói là đám Thị Dân ở đây rất hiền hòa quý mến nhau. Dưới
con mắt của đám Thị Dân trong xóm nghèo này, họ nhìn hắn với con mắt luôn đề
phòng và cảnh giác. Bởi hắn lúc nào cũng tỏ ra nguy hiểm, lúc nào cũng ra điều;
“Các người cẩn thận tôi đấy, tốt nhất là tránh xa tôi ra”.
Hắn tên là Thân, bây
giờ cũng ngoài sáu mươi tuổi, vóc dáng khó tả, vì hắn không giống những người khác,
người ta xì xào với nhau về cơ thể của hắn, người ta nhắc đến Ngài Darwin là
chủ thuyết của thuyết tiến hóa , họ đặt ngoại hình của hắn vào nấc thứ ba của
quá trình tiến hóa đó, quả thật ; Người ta nói vậy cũng không sai, cái dáng
người; Vai u thịt bắp, lưng và vai hơi
cong, cổ rụt, tóc tai để dài, rối bù, bộ ria mép cũng vậy, từ vóc dáng đó của
hắn, cho mọi người thấy; Hắn chỉ ở cái mức tiến hóa hạng trung đó thôi. Nhưng
hắn thì nghĩ khác; Hắn tự cho mình là có ăn có học, và đã từng đi nước ngoài,
tức là hắn văn minh hơn người khác. Hắn tự mặc định mình là loại người văn
minh, như thời đầu của thực dân Pháp mới
đô hộ. Những người An Nam thời đầu , những người cấp tiến nhất, ưu tú nhất, mặc
dù xuất thân từ, anh kéo xe, từ đám nhặt banh quần. Mặc dù họ mang trong mình
dòng máu đỏ da vàng, cơ thể èo uột chưa tiến hóa hết, nhưng họ tự thức tỉnh , họ
khoác trên người bộ quần áo Tây phương, đi đôi giầy da của đế quốc, vậy là họ cho
mình là đã khác, họ đã là lớp người văn mình tự cho mình cái quyền đi khai phá
người khác, như kiểu ngài Tuyp Phờ Nờ và ngài Xuân tóc đỏ, tiến hóa từ anh phu
xe, anh nhặt banh quần, hay bà Phó Đoan từ mặc quần ống què,từ chiếc áo tứ thân
đã tiến thẳng lên cái Juyp cộc ngắn cũn cỡn, vớí chiếc áo thun bó sát người,
phô ra cặp vú thỗn thện, nẩy tanh tách sau lớp vải.
Thân có sự đồng
điệu, sự giống nhau của kẻ tự cho phép mình đã Âu hóa. Từ đấy Thân rất có ác
cảm với cái xóm nghèo, nơi có túp lều mặt tiền của y. Thân cho rằng ; Những cư
dân ở đây chưa được khai sáng văn minh, họ thấp kém hơn Thân, họ không biết
hát, không biết chơi đàn, và túm lại là không ra cái giống người văn nghệ sĩ
như Thân , như bạn bè của Thân. Cũng vì ý nghĩ đó hắn không ở đây mà cho đám
Thị Dân chưa tiến hóa thuê. Có người thuê ba tháng, có người thuê sáu tháng,
người này vỡ nợ bỏ chạy thì có người khác nhẩy vào thuê liền, mặt tiền mà !. Nhất
là cái xóm nghèo có cái tên rất đẹp : Tre Trắng, cái tên này là niềm tự hào của
làng xã một thời, người Pháp thời thực dân đã lấy tên Tre Trắng để đặt tên cho
nhà máy Bia, cái tên đó gắn liền đến bây giờ, cứ nói đến Bia ;Tre Trắng là đám
Thị Dân tự hào về nó. Có mỗi Thân là không tự hào, hắn còn ghét cả cái đoạn
mương đen ngòm thối hoăng ngay đằng sau đội quản lí của xóm. Hắn khinh khi cái
mùi xú uế đó, và mặc nhiên hắn khinh khi đám Thị Dân sống quanh đấy. Hắn hát
không hay, nhưng hắn biết đánh đàn, trên mạng xã hội có một bài hắn đang hát,
được đám con cháu lăng xê với tựa; “ Một lão già hát về Xóm nghèo, nghe như khóc”.
Có lẽ hắn chết ngợp bởi cái tựa giới thiệu đó, hắn tự cho hắn là người nổi
tiếng.
Cái lều của hắn đã
qua bao nhiêu đám Thị Dân thuê, người thì mở cắt tóc gội đầu, người thì mở Shop bán quần áo, người thì bán giải khát,
người thì bán hàng ăn. nhưng hỡi ôi ; Cứ kí hợp đồng, chồng tiền nhà cho y xong
là tính ngay cái chuyện dời đi, vì cái xóm nghèo này làm gì có khách, dân trí
lại thấp, cơ khổ cho đám Thị Dân trót thuê lều của hắn. Một thời gian dài không
ai dám thuê nữa, hắn bàn với mấy đứa con; Tự mở quán, mình là dân có học, lại
là nghệ sĩ nổi tiếng, cớ sao không tự mở cái quán cho riêng mình, vừa được chơi
lại vừa kiếm ra tiền !. Vậy là hắn đầu tư, rôì hắn lấy tên quán là : “ Xóm
Nghèo”. Hắn treo cái biển “Xóm nghèo” lên, rồi tấm bảng được viết bằng Phấn
mầu, bằng tiếng Tây cho đám Thị Dân biết là quán của hắn là quán có học. Quán
thỉnh thoảnh cũng có một hai người Tây đến uống nước, họ thấy có đàn có trống,
lại có ông chủ quán nhìn hơi dị tướng cứ gật gù nổ tiếng Tây nhát gừng, bí là
hắn mở Sờ mát phôn ra dịch, rồi hắn đánh vần mấy tiếng Tây cho người Tây nghe, rồi
hắn cười hô hố rất đắc ý, nom vui ra phết. Mấy đứa choai choai máu nghệ nghe
thấy trong quán có đàn hát cũng tò mò lôi người yêu vào nghe, lúc đứng dậy, bia
thì chỉ 50 nghìn một chai thôi, cộng thêm mỗi người 500 nghìn vì đã được nghe
chủ quán hát. Mấy cô cậu choáng vì bị tính tiền nghe hát, có thắc mắc thì Thân
phán một câu xanh rờn : Cô cậu vừa được thưởng thức phong cách của người văn
minh đấy, cả thứ âm nhạc mà cô cậu vừa nghe, cũng khác với thứ nhạc đám Thị Dân
các người vẫn nghe !.
Mấy cô cậu đành phải
trả tiền vì trót hưởng thụ cái văn minh mà chủ quán nhồi vào đầu họ. Thân đào
tạo cho con cái và mấy đứa giúp việc; Không phải chào hỏi, cười nói với ai,
mình là tầng lớp văn minh, nếu đám Thị Dân quanh đây mà xâm phạm vào khoảng
không gian trước cửa căn lều của y là phải đuổi ngay kể cả cãi nhau này nọ cũng
phải đuổi. Thân khó chịu khi những lúc quán của hắn nghỉ không bán hàng, bất
chợt hắn đến mà thấy ai ngồi trước cửa là hắn trợn mắt lên giáo huấn: Mọi người
không được phép xâm phạm vào không gian cửa quán, kể cả khi tôi không có mặt, khi
không mở quán. Vậy là đám Thị Dân tránh xa , không dám nói lại, cũng chẳng dám có phản ứng gì. Vì
ngay chính quyền cai quản cái xóm này còn chẳng dám làm gì đến hắn, bàn ghế hắn
bầy ngay trước cửa, trên vỉa hè, để cả ngày ra đó, cán bộ quản lí xóm đi qua
chỉ thu bàn ghế của đám Thị Dân quanh đấy chứ có dám động đến bàn ghế của hắn
đâu. Bởi vậy hắn luôn vỗ ngực ; Mình là tầng lớp văn minh,tầng lớp cao quý, còn
đám Thị Dân này không thèm chấp.Từ khi hắn về mở quán tại túp lều của hắn, rồi lấy
tên là : “Xóm Nghèo”, hắn luôn tỏ ra có ưu thế nổi trội về sự văn minh, về sự
ưu việt của mình. Gần đây, đám Thị Dân sống xung quanh lều của hắn mới rỉ tai
nhau; Có lẽ chúng ta phải cho con cháu của mình đi học hát, đi học đàn, hay gò
cho chúng có vóc dáng, kiểu người chưa tiến hóa hết như hắn, có lẽ thế thì mới
thoát ra khỏi cái tên Thị Dân của Xóm nghèo. ( Hết )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét