BÌNH THƠ CỦA NGƯỜI DANH TIẾNG !
Tôi
đi dạo một vòng và gặp một bài thơ , cũng có thể gọi là vè cũng được,
của một thầy giáo và có nhiều chức danh nữa. Tôi xin mạn phép thầy mượn
bài thơ này về nhà mình để chiêm nghiệm.
VớT BÓNG TRĂNG
Phạm Ngọc Phương
- Vượn già đầu trụi lóc
- Ngỡ khôn quá hiểu đời
- Mò ra bờ mép nước
- Say bóng Hằng mê tơi
- Ôi đẹp quá đi thôi
- Tròn trịa trăng mười sáu
- Lung linh dòng đêm Thu
- Mắt vượn già hau háu
- Mặt rằm non nhân hậu
- Chắc là thích nhạc thơ
- Vội sửa lời kêu rống
- Hú rác tai đôi bờ
- Người bực mình đành ngơ
- Vượn già đời si bóng
- Còn hú gào nhạc thơ
- Tán chị Hằng trên sóng
- Người bu xem xuẩn động
- Vượn khoái chí tưởng mình
- Giọng ca trời vang vọng
- Ta “nghệ sĩ rừng xanh”
- Thò tay vớt trăng xinh
- Bóng Hằng tan hư ảo
- Vượn lệ sầu rơi nhanh
- Động dòng đời chao đảo
- Vượn ơi đừng “mơ hão”
- “Hao mỡ” bóng trăng thôi
- Ôm mộng sầu ghẹo Nguyệt
- Vợ già, thả Trăng trôi !
- Hỡi ôi, Vượn già ơi !
- Chỉ là …
- Bóng …
- trăng …
- soi ! …
- Vâng khổ thơ đầu : Vượn già đầu trụi lóc
- ngỡ khôn quá hiểu đời
- Mò ra bờ mép nước
- Say bóng hằng mê tơi
- Thi sĩ mượn hình bóng của con Vượn già để nói đến phép ẩn dụ trong thơ ca. Trong con mắt người thi sĩ đang cuồng yêu nên nhìn ai cũng ra kẻ tình địch của mình, thật tội nghiệp cho một danh tiếng đã từng có những bài thơ ca ngợi con người ca ngợi tình yêu, mà nghĩ ra được một hình tượng phản cảm đến thế ! Khổ thơ này thi sĩ miêu tả con Vượn già chỉ biết mò ra mép nước mà ngắm bóng chị Hằng phản chiếu trong đó mà thôi , nhưng dù sao thì con Vượn đó nó mang một ước mơ trong sáng, nó chỉ cần nhìn nàng trăng dưới bóng nước , vậy đã là mãn nguyện lắm rồi , còn thi sĩ thì tự tin là mình là con người nên được ôm ấp bóng hồng, được mơn man trên da thịt nàng trăng đó nhưng cũng chỉ là tưởng tượng với ước mơ xa vời mà không rờ mó được than ôi !.
- .
Và đây : Ôi đẹp quá đi thôi - tròn trịa trăng mười sáu
- lung linh dòng đêm thu
- mắt vượn già hau háu
- Và đây nữa : Mặt rằm non nhân hậu
- chắc là thích nhạc thơ
- vội sửa lời kêu rống
- hú rác tai đôi bờ
- Người bực mình đành ngơ
- vượn già đòi si bóng
- còn hú gào nhạc thơ
- tám chị hằng trên sóng.
- Đến đây thì Tôi nghi ngờ trình độ của thi sĩ, sao lại có những câu lộn xộn tối nghĩa như thế, phải chăng lòng muốn chửi con Vượn già thật đau nhưng không lắp ghép được từ cho đúng niêm luật chăng ! . Con Vượn già nó có nhìn thấy chị hằng dưới bóng nước , thì nó cũng chỉ nghĩ được rằng đó là một con Vượn cái cũng như họ nhà nó thôi, có điều nó thấy nàng Vượn đó lạ lẫm xinh đẹp hơn đồng loại của nó, vì thế mà bản năng giống đực của nó trỗi dậy, tính ham muốn trinh phục của giống đực là vậy, là thể hiện ham muốn chiếm đoạt bằng những tiếng hú man dại nhưng đầy tính đực để nó thu phục con cái, còn con người đang nhạo báng con Vượn già thì cũng đang thích con Vượn cái đó nhưng chỉ biết chạy vòng quanh không biết tỏ sức mạnh của giống đực, không có mùi quyến giũ giống cái, nên chỉ biết hậm hực và nuôi thù hận , ghen ghét với cả con Vượn đực mà thôi.
- Các bạn xem tiếp khổ thơ này nhé ! :
- Người lao xao xuẩn động
- vượn khoái trí tưởng mình
- giọng ca trời cao vọng
- ta " Nghệ sĩ rừng xanh "
- Thò tay vớt trăng xinh
- bóng hằng tan hư ảo
- vượn lệ sầu rơi nhanh
- động dòng đời chao đảo
- Tôi ngờ bài vè này của một em học sinh cấp hai nào đó mà thi sĩ mượn về chăng ! Thật khiên cưỡng rối rắm và tối nghĩa làm sao. Con Vượn già nó ngây thơ nó cứ nghĩ nàng trăng đang hiện hữu , nhưng đâu có nghĩa để người có tâm địa độc ác đố kị khinh miệt nó, biết đâu con Vượn đó nó thất vọng bởi ánh trăng đó cũng chỉ là thứ phù phiếm mong manh hư ảo, chỉ nên ngắm nghía mà thôi, khi con Vượn hiểu ra điều đó nó thất vọng làm vỡ tan chị hằng, con Vượn nó có thể nghĩ thế lắm chứ. Vậy là tư duy ít học của nó đã thông tuệ hơn thi sĩ , kẻ rình mò độc ác và cao ngạo chăng. Dù thất vọng dù rơi lệ nhưng đó mới đúng là loài vật biết thưởng thức biết nâng niu cái đẹp , và cũng sẵn sàng vứt bỏ nếu trong cái đẹp đó tiềm ẩn điều gì đó không an toàn thì sao !.
- Câu kết đầy tính răn đe và giáo dục với Vượn già :
- Vượn ơi đừng " mơ hão"
- " Hao mỡ" ánh trăng thôi
- ôm mộng sầu ghẹo nguyệt
- Vợ già thả trăng trôi
- Hỡi ơi vượn già ơi
- chỉ là...
- bóng...
- trăng...
- Soi ....
- Câu : Vượn ơi đừng "mơ hão" - "hao mỡ" ánh trăng thôi . Ôi chỉ có Vượn già ngồi ngắm ánh trăng xuông dưới nước thế mà ánh mắt si tình của Vượn đủ để chị hằng gấy đi ( Hao mỡ) câu này thì thật xứng danh người nổi tiếng, nhưng dù sao cũng nghi ngờ khả năng thi phú của tác giả !. Tôi đồ rằng , nếu Vượn già mà ngắm nữa chưa chừng chị hằng mất cả trinh tiết ý chứ ! Ha Ha . ! Còn câu : Vợ già thả trăng trôi ! Là sao nhỉ , chắc vợ của Vượn già đánh ghen chăng, nên mở đập ở đầu nguồn để cho nước cuốn chị hằng đi sao. Đi làm sao được nhỉ !.
- Thật ra Tôi đọc bài vè này Tôi tức cười lắm, tức cười ở cái trình độ sản xuất thơ, vè liên tục của người tự xưng là nhà thơ, là thi sĩ. vậy đáng lẽ phải có tâm hồn thật đẹp phải biết bao dung chứ sao lại gán ghép, lại đưa hình ảnh một con vượn già gớm giếc ấy , lại mang ra thi thố trên thi đàn. Mà chuyện có gì đâu cũng chỉ vì nhà sản xuất vè cũng yêu nàng trăng đó mà không có cách nào chiếm hữu , nên thi sĩ mới cứ quẩn quanh đi ám chỉ con Vượn này lại đến con công đực khác hay sao. Hãy tự tin lên bạn nhé, hãy mạnh mẽ vào, cố gắng như một người đàn ông đích thực , chỉ cần bạn học hỏi con Vượn già cách nó thưởng thức cái đẹp cách nó âu yếm, cách nó nhìn nàng trăng đến nỗi nàng gầy đi vì hao mỡ đó. phải nồng cháy, phải nồng nàn, mãnh liệt và thiêu đốt như vậy. hy vọng lần sau sẽ được bình một bài thơ của thi sĩ nhưng ít nhất cũng phải là học trò cấp ba làm hộ, chứ bình loại vè cấp hai này hơi không vui lắm bạn ạ ! chúc bạn luôn vui và hạnh phúc nhiều nhé !.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét