Thưa các Bạn Tôi rất hay được nghe mọi người nói câu này : Hy sinh đời
Bố để củng cố đời con !. Mỗi lần Tôi nghe ai nói câu này, thường thì
Tôi khó chịu lắm. Vậy thì người ta hay nói câu này vào ngữ cảnh nào ?
Vâng khi có ai buôn bạch phiến bị tử hình thì có người nói ngay thế này
: Tội hắn đáng chết thật đấy ! nhưng nó hy sinh cuộc đời cho con cái
chúng nó sướng cũng được rồi. Có tay nào tham ô tài sản của nhà nước bị
đi tù , thì ối người nói thằng cha đấy thế mà khôn ! Hy sinh đời bố mấy
năm , hoặc tệ hơn bị tử hình thì cũng nói : Hy sinh đời bố để củng cố
đời sau.
Vậy thì thưa các Bạn ! Chúng ta có mấy cuộc đời để hy sinh cho người khác . Ngoại trừ phải hy sinh cho con cháu để cứu mạng sống của chúng thì chúng ta cũng nên làm lắm. Còn thì mỗi người chỉ có một cuộc đời mà thôi , đã sinh ra trên đời này ai cũng phải trải qua hỷ- nộ- ái -ố , trải qua đủ các kiếp nạn. Đó đúng nghĩa là một kiếp người; có là Vua Chúa hay kẻ bần cùng của xã hội thì vẫn phải cảm ơn thượng đế đã ban cho ta cuộc đời này , để thấy được những ngọt ngào cùng cay đắng, để được yêu thương để chịu đau khổ dù sao cũng nên sống đến lúc nhắm mắt xuôi tay với cái chết tự nhiên.
Có lần Tôi vào Sài Gòn đến chơi với vợ chồng đứa Bạn cùng đi Tiệp Khắc cũ về ngồi ăn nhậu với nhau , thằng Bạn có hai thằng con trai lúc đó đứa lớn trên mười tuổi , đứa bé sáu bẩy tuổi. Nó tự hào khoe với Tôi : Anh ạ ! Tôi sẽ để cái nhà này cho thằng con lớn , còn mảnh đất Tôi mới mua mấy trăm mét vuông sẽ cho thằng thứ hai. Đợi nó nói hết Tôi mới lựa lời với nó thế này : Theo Tôi thì hai Bạn đừng công khai cho chúng biết chúng sẽ được hưởng những thứ đó từ bây giờ. Sẽ tạo cho chúng cảm giác ỷ lại và sẽ nảy sinh lòng ham muốn chiếm đoạt sớm của cải mà Bố Mẹ đã hứa cho nó. Thằng Bạn Tôi mặt có vẻ khó chịu nói với Tôi giọng rất tự ái : Anh ạ Tôi xác định hy sinh đời bố để củng cố đời con, đời chúng nó phải được sung sướng. Đấy trước mặt mấy mấy đứa con nó mà nó nói vậy.
Thưa các Bạn Tôi đồ rằng những người con của những ông Bố bà Mẹ hay nói đến chuyện sẽ cho con thừa hưởng cái nọ , thừa hưởng cái kia đến lúc nào đấy sẽ rất đau khổ , thậm chí là chịu cảnh tàn khốc về sau. Khi những đứa bé đó lớn lên không chịu ăn học chỉ lo chơi bời lêu lổng , đến một ngày chúng thấy số tiền tiêu vặt Bố Mẹ chúng chu cấp hàng ngày sẽ không còn đủ cho những thú ăn chơi của chúng, rồi có một ngày nó chỉ mặt Bố Mẹ nó bắt đưa chủ quyền mảnh đất, hay ngôi nhà mà đã hứa cho nó , thậm chí chúng còn dí dao vào cổ để đòi những thứ mà sẽ thuộc về nó , chuyện này thì có rất nhiều rồi.
Thế hệ của chúng Tôi ảnh hưởng quá nặng nề của chiến tranh và hậu chiến tranh rồi thời bao cấp kéo dài . Tôi đi đâu cũng được nghe có người nói rất tự nhiên câu : Hy sinh đời bố củng cố đời con !. Vậy thì ai cũng nhăm nhăm đục khoét của nhà nước , hoặc làm việc độc ác để có tiền mặc dù biết sẽ phải đi tù hoặc dựa cột. Sao mọi người không hiểu rằng việc để lại một đống tiền cho con cháu, chúng sẽ phá nhanh hơn cả việc bao nhiêu năm ki cóp của ông cha chúng nó.
Tôi nói vậy không có ý là ta chỉ
lo cho cái thân ta mà thôi. Chúng ta sinh con cái, chăm bẵm chúng ở điều
kiện tốt nhất, chọn trường học tốt nhất cho chúng, hàng ngày nhắc nhở
trau dồi đạo đức cho chúng, giúp cho chúng hiểu lẽ sống ở đời như vậy
chúng ta đã cho chúng một cái vốn rất lớn để tự tin bước vào đời rồi.
Tôi nhớ thời bao cấp, có những người cha người mẹ khi đi làm mang cặp
lồng cơm đi theo ở trong chỉ có mấy quả cà thâm sì , hoặc được dưới tí
nước sì dầu, sang hơn nữa thì có mấy hạt lạc rang mặn, ấy vậy mà khi đi
trên đường chẳng may bị rơi cặp lồng xuống đất, còn xấu hổ không dám
quay lại nhặt.
Cha mẹ ăn uống kham khổ như vậy, thường xuyên phải làm thêm ca theo phong trào mỗi người làm việc bằng hai, làm thêm cho Anh nọ, Chị kia đã hy sinh... nhưng khi mua tem phiếu được ít thịt hay đậu thì lại nhường hết cho con cái ăn. Hành động hy sinh này dẫn đến một loạt cha mẹ bị suy kiệt sức lực do làm việc quá nhiều mà không đủ chất bù đắp cho cơ thể. khi họ bị bệnh tật chết đi thì con cái họ có hiểu được rằng cha mẹ chúng đã chết vì cái gì không.
Những kẻ tham ô hay làm những điều ác hòng để lại vốn liếng cho con cháu, chúng có hiểu tại sao cha mẹ chúng nó chết không, hay sau khi đập phá hết số tài sản được hưởng chúng sẽ chẳng biết làm gì để sống rồi để xã hội ném ra ngoài vỉa hè.
Theo tôi thấy ở các nước phương Tây Bố Mẹ có giầu đến mấy thì con cái cũng phải tự học , tự kiếm tiền, kể cả những nhà tài phiệt có tài sản lên đến hàng tỉ đôla thì con cháu họ cũng chỉ được thừa hưởng rất ít, và sau này số tài sản khổng lồ đó sẽ được hiến cho xã hội.
Còn Bạn ? Bạn nghĩ gì về những điều Tôi vừa đưa ra ! .
Vậy thì thưa các Bạn ! Chúng ta có mấy cuộc đời để hy sinh cho người khác . Ngoại trừ phải hy sinh cho con cháu để cứu mạng sống của chúng thì chúng ta cũng nên làm lắm. Còn thì mỗi người chỉ có một cuộc đời mà thôi , đã sinh ra trên đời này ai cũng phải trải qua hỷ- nộ- ái -ố , trải qua đủ các kiếp nạn. Đó đúng nghĩa là một kiếp người; có là Vua Chúa hay kẻ bần cùng của xã hội thì vẫn phải cảm ơn thượng đế đã ban cho ta cuộc đời này , để thấy được những ngọt ngào cùng cay đắng, để được yêu thương để chịu đau khổ dù sao cũng nên sống đến lúc nhắm mắt xuôi tay với cái chết tự nhiên.
Có lần Tôi vào Sài Gòn đến chơi với vợ chồng đứa Bạn cùng đi Tiệp Khắc cũ về ngồi ăn nhậu với nhau , thằng Bạn có hai thằng con trai lúc đó đứa lớn trên mười tuổi , đứa bé sáu bẩy tuổi. Nó tự hào khoe với Tôi : Anh ạ ! Tôi sẽ để cái nhà này cho thằng con lớn , còn mảnh đất Tôi mới mua mấy trăm mét vuông sẽ cho thằng thứ hai. Đợi nó nói hết Tôi mới lựa lời với nó thế này : Theo Tôi thì hai Bạn đừng công khai cho chúng biết chúng sẽ được hưởng những thứ đó từ bây giờ. Sẽ tạo cho chúng cảm giác ỷ lại và sẽ nảy sinh lòng ham muốn chiếm đoạt sớm của cải mà Bố Mẹ đã hứa cho nó. Thằng Bạn Tôi mặt có vẻ khó chịu nói với Tôi giọng rất tự ái : Anh ạ Tôi xác định hy sinh đời bố để củng cố đời con, đời chúng nó phải được sung sướng. Đấy trước mặt mấy mấy đứa con nó mà nó nói vậy.
Thưa các Bạn Tôi đồ rằng những người con của những ông Bố bà Mẹ hay nói đến chuyện sẽ cho con thừa hưởng cái nọ , thừa hưởng cái kia đến lúc nào đấy sẽ rất đau khổ , thậm chí là chịu cảnh tàn khốc về sau. Khi những đứa bé đó lớn lên không chịu ăn học chỉ lo chơi bời lêu lổng , đến một ngày chúng thấy số tiền tiêu vặt Bố Mẹ chúng chu cấp hàng ngày sẽ không còn đủ cho những thú ăn chơi của chúng, rồi có một ngày nó chỉ mặt Bố Mẹ nó bắt đưa chủ quyền mảnh đất, hay ngôi nhà mà đã hứa cho nó , thậm chí chúng còn dí dao vào cổ để đòi những thứ mà sẽ thuộc về nó , chuyện này thì có rất nhiều rồi.
Thế hệ của chúng Tôi ảnh hưởng quá nặng nề của chiến tranh và hậu chiến tranh rồi thời bao cấp kéo dài . Tôi đi đâu cũng được nghe có người nói rất tự nhiên câu : Hy sinh đời bố củng cố đời con !. Vậy thì ai cũng nhăm nhăm đục khoét của nhà nước , hoặc làm việc độc ác để có tiền mặc dù biết sẽ phải đi tù hoặc dựa cột. Sao mọi người không hiểu rằng việc để lại một đống tiền cho con cháu, chúng sẽ phá nhanh hơn cả việc bao nhiêu năm ki cóp của ông cha chúng nó.
Vậy
nên đã bao giờ chúng ta đã hiểu rằng ta làm chủ cuộc đời ta , ta phải
có trách nhiệm yêu thương nó. Phải sống thật đẹp cho hết cuộc đời. Tại
sao ta cứ phải ngụy biện hoặc tự lừa dối ta về chuyện hy sinh cuộc đời
ta cho con cháu. Những thế hệ tiếp sau họ sẽ phải tự vươn lên bằng mọi
cách để tồn tại và thích nghi . Vậy thì đừng tự huyễn hoặc mình, hay tự
mình làm hư hỏng thế hệ con cháu mình, hãy cứ để chúng sống theo đúng
quy luật tự nhiên như vậy sẽ tốt cho cả xã hội và sẽ an bình trong chính
ngôi nhà của các Bạn.
Cha mẹ ăn uống kham khổ như vậy, thường xuyên phải làm thêm ca theo phong trào mỗi người làm việc bằng hai, làm thêm cho Anh nọ, Chị kia đã hy sinh... nhưng khi mua tem phiếu được ít thịt hay đậu thì lại nhường hết cho con cái ăn. Hành động hy sinh này dẫn đến một loạt cha mẹ bị suy kiệt sức lực do làm việc quá nhiều mà không đủ chất bù đắp cho cơ thể. khi họ bị bệnh tật chết đi thì con cái họ có hiểu được rằng cha mẹ chúng đã chết vì cái gì không.
Những kẻ tham ô hay làm những điều ác hòng để lại vốn liếng cho con cháu, chúng có hiểu tại sao cha mẹ chúng nó chết không, hay sau khi đập phá hết số tài sản được hưởng chúng sẽ chẳng biết làm gì để sống rồi để xã hội ném ra ngoài vỉa hè.
Theo tôi thấy ở các nước phương Tây Bố Mẹ có giầu đến mấy thì con cái cũng phải tự học , tự kiếm tiền, kể cả những nhà tài phiệt có tài sản lên đến hàng tỉ đôla thì con cháu họ cũng chỉ được thừa hưởng rất ít, và sau này số tài sản khổng lồ đó sẽ được hiến cho xã hội.
Còn Bạn ? Bạn nghĩ gì về những điều Tôi vừa đưa ra ! .
đồng ý quan điểm cha mẹ thương yêu, dạy dỗ và chăm sóc cho con và hãy tạo điều kiện để chúng thể hiện, phát huy năng lực bản thân cũng như phải chịu trách nhiệm về cuộc đời mình. Không ai có thể sống hộ cuộc sống của người khác được.
Trả lờiXóa